Cột cờ Lũng Cú

LCĐT - Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn (Hà Giang), cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km.

Đến đây, du khách sẽ có dịp được tận hưởng bầu không khí trong lành, tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một số dân tộc.

Từ thành phố, theo Quốc lộ 4C ngược lên phía Đông Bắc khoảng 160 km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40 km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú.

Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động với một vùng đất 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, trùng điệp... Cột cờ Lũng Cú được dựng trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn), dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc tạo nên cảnh đẹp thanh bình. Giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.

Xã Lũng Cú có 9 thôn, bản: Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn và có đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 16 km. Tại đây, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi. Trong số 9 thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc với bên trái là thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, bên phải là dòng Nho Quế - dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng (Vân Nam - Trung Quốc) đổ về Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).

Bà con dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương và làm ruộng bậc thang. Riêng đồng bào dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải.

Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là Trạm Biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.

Là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong, rượu ngô, đào phai, hoa lê, tuyết trắng và món thắng cố trong buổi chợ phiên... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: Mông, Lô Lô, Giáy... Lũng Cú thật sự mang trong mình nét đẹp mê hồn, hấp dẫn biết bao du khách. Quả thật, nếu có dịp đến đây vào mùa xuân, du khách vừa được tận hưởng bầu không khí trong lành, vừa được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn của người Mông say mê, quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Với đà tăng trưởng ấn tượng, du lịch được đánh giá là một trong 10 điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế-xã hội đất nước nửa đầu năm nay. Để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò là động lực kinh tế, du lịch Việt Nam cần tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, xây dựng chiến lược quảng bá có chiều sâu gắn với hệ thống sản phẩm đa dạng, giàu trải nghiệm.

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Trong ngôi nhà sàn mộc mạc mang tên Cậy'Homestay nép mình giữa núi rừng và cánh đồng lúa mênh mông, người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cậy, 60 tuổi ở thôn Tha, phường Hà Giang 1 vẫn ngày ngày đón khách du lịch với nụ cười hiền từ và ấm áp. Ít ai biết rằng, phía sau homestay mang đậm hương núi rừng ấy là cả hành trình vượt khó, không lùi bước của một người lính từng cống hiến tuổi trẻ cho quê hương.

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Thủ tục đơn giản, không phải chờ đợi lâu, đó là ưu điểm của du lịch bằng giấy thông hành. Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này.

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA) năm 2025 và nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngày 20/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Sau cuộc hợp nhất lịch sử, một “siêu vùng di sản” đã hình thành, đặt Lào Cai trước vận hội lớn để bứt phá nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Tầm nhìn chiến lược và những bước đi cụ thể đang được đặt ra để khai thác kho báu di sản phục vụ phát triển du lịch.

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

fb yt zl tw