Công viên địa chất Lạng Sơn khai thác tiềm năng du lịch thám hiểm hang động

Lạng Sơn là một trong những địa phương sở hữu hệ thống hang động phong phú, có giá trị nổi bật về địa chất, sinh thái ở khu vực miền núi phía Bắc. Lạng Sơn đang có kế hoạch phát triển loại hình du lịch thám hiểm hang động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Vẫn ở dạng tiềm ẩn

Trải rộng 4.842 km2 (chiếm 58% diện tích tỉnh), Công viên địa chất Lạng Sơn nằm trên địa giới hành chính của các huyện: Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan, thành phố Lạng Sơn và một phần huyện Bình Gia, Cao Lộc. Nơi đây được ví như “viên ngọc” của khu vực miền núi phía Bắc nhờ sở hữu những cảnh quan đa dạng, cùng hệ thống hang động được hình thành cách đây 500 triệu năm, kể từ khi nơi này còn là vùng biển và vùng đất núi lửa.

Đoàn chuyên gia UNESCO cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Lạng Sơn thực địa tại một hang động Công viên địa chất Lạng Sơn.

Đoàn chuyên gia UNESCO cùng lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Lạng Sơn thực địa tại một hang động Công viên địa chất Lạng Sơn.

Bên cạnh giá trị địa chất, địa mạo, hệ thống hang động ở Lạng Sơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật đặc hữu như dơi, các loài côn trùng và vi sinh vật, tạo nên sự cân bằng cho môi trường tự nhiên. Hệ thống hang động này còn chứa đựng nhiều di chỉ khảo cổ học quan trọng. Từ các nghiên cứu và các di vật tìm được tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, Nhị - Tam Thanh... đã cho thấy những dấu tích cư trú của người tối cổ cách đây hơn 400.000 năm.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng 200 hang động với địa hình và cảnh quan địa chất đặc trưng, trong đó nhiều hang động có giá trị cảnh quan độc đáo, ẩn chứa vô vàn điều hấp dẫn của thiên nhiên. Một số hang động hiện đã được đưa vào khai thác du lịch, trở thành những điểm đến thu hút du khách như: hang Nhị - Tam Thanh, Lạng Nắc, Bản Bó, Cốc Mười...

Không chỉ mang trong mình những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo, Công viên địa chất Lạng Sơn còn là một “tấm thảm” rực rỡ về sự đa dạng sắc tộc, với những phong tục truyền thống văn hóa lâu đời của 17 dân tộc đang được lưu giữ. Đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc nơi đây bắt nguồn sâu xa từ tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chính sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử tự nhiên, đa dạng văn hóa và truyền thống tâm linh khiến Công viên địa chất Lạng Sơn trở thành một điểm đến độc đáo để tìm hiểu, khám phá. Đây là nguồn lực “chắp cánh” cho du lịch thám hiểm hang động của Lạng Sơn phát triển trong thời gian tới.

Khai thác du lịch gắn với phát triển bền vững

Ông Phạm Văn Mạnh, đơn vị chuyên khai thác loại hình du lịch thám hiểm, Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnam Expeditions, Phó Chủ tịch CLB hang động Hà Nội đánh giá cao về tiềm năng phong phú của loại hình du lịch thám hiểm hang động của Lạng Sơn và đang được một số đơn vị hợp tác khai thác.

“Lạng Sơn sở hữu hệ thống hang động kỳ vĩ, đa dạng với các nhũ đá, thác nước, hố sụt và các dòng sông chảy trong hang tạo nên khung cảnh tuyệt vời không hề thua kém hang động ở Quảng Bình. Các du khách quốc tế ưa mạo hiểm thông qua các hội nhóm khi biết thông tin về Công viên địa chất Lạng Sơn đều mong muốn được đến Việt Nam để khám phá, thám hiểm hang động. Đây cũng là loại hình du lịch đang trở thành xu thế chung của thế giới. Vì thế, Lạng Sơn cần sớm hoàn thiện các chính sách để thu hút các nhà đầu tư đến khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch hang động; qua đó thu hút dòng khách chi tiêu cao, đồng thời phát huy lợi thế của tỉnh”, ông Phạm Văn Mạnh nhận định.

Một góc khu homestay Sơn Thuỷ của Bí thư đoàn xã Hữu Liên.

Một góc khu homestay Sơn Thuỷ của Bí thư đoàn xã Hữu Liên.

Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao giá trị, khơi dậy tiềm năng và hướng tới phát triển du lịch thám hiểm hang động bền vững. Tỉnh đã chú trọng đầu tư, khai thác và bảo tồn các giá trị địa chất, sinh thái; đồng thời tổ chức khảo sát để doanh nghiệp đầu tư khai thác các sản phẩm du lịch mới. Từ năm 2017 - 2023, đã có 58 di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh được đầu tư tôn tạo với tổng kinh phí hơn 84 tỷ đồng. Đến nay, đã có 30 hang động được tỉnh lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ, xếp hạng là di tích nhằm tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý và bảo vệ hệ thống hang động.

Bên cạnh đó, theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Trần Thị Bích Hạnh, tỉnh cũng xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu. Dự kiến tháng 9/2025, tỉnh Lạng Sơn sẽ chính thức đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại Chile.

Việc đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO là sự ghi nhận những giá trị nổi bật của Công viên địa chất Lạng Sơn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trước đòi hỏi phải phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Theo PGS. TS Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Lạng Sơn cần triển khai đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng một kế hoạch chiến lược dài hạn với sự tham gia của các bên liên quan; điều tra, kiểm kê hang động để làm cơ sở cho công tác quản lý; quản lý hoạt động tham quan hang động theo tiêu chuẩn và tuân thủ các hướng dẫn của Liên đoàn Hang động quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đánh giá rủi ro đối với người thám hiểm hoặc những rủi ro họ có thể gây ra cho các hang động, xác định mức độ phù hợp của từng hang động với mục đích cụ thể để khai thác, phát triển. Song song với đó, người hướng dẫn, cung cấp dịch vụ thám hiểm hang động cần được đào tạo đầy đủ về công tác bảo đảm an toàn cho du khách cũng như bảo tồn hang động để góp phần vào sự phát triển bền vững...

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI) cho biết: "Tâm điểm thu hút khách nội địa của Công viên địa chất Lạng Sơn nằm ở khu thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên (Hữu Lũng). Đây là một trong những điểm du lịch cộng đồng đang xây dựng theo tiêu chuẩn Asean. Đến nay, các tiêu chuẩn đáp ứng được khoảng 80%. Bên cạnh khai thác giá trị tự nhiên, quan trọng nhất để phát triển du lịch bền vững là việc các hộ dân giữ được bản sắc dân tộc và khai thác các giá trị đó phục vụ du lịch. Đồng thời, các lợi ích từ việc phát triển du lịch được chia sẻ và người dân trong bản được hưởng lợi".

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

fb yt zl tw