Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Ngày 15/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản số 2765/BTTTT-CĐSQG công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.

Văn bản số 2765/BTTTT-CĐSQG được gửi đến các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Theo danh sách cập nhật đến ngày 3/7, đã có 103 nền tảng dùng chung đã được các bộ, ngành cập nhật về Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong số 29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, đã có 18 cơ quan công bố nền tảng triển khai toàn quốc, còn 11 cơ quan chưa công bố.

Danh sách nền tảng số quốc gia bao gồm các nền tảng số, hệ thống thông tin, ứng dụng do bộ, ngành đầu tư, triển khai sử dụng toàn quốc từ Trung ương đến các địa phương, như: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp…

Các nền tảng số quốc gia này là nền tảng phục vụ nghiệp vụ, chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành tại địa phương; là công cụ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc; hỗ trợ cung cấp thông tin, chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương; hỗ trợ địa phương cập nhật thông tin, báo cáo, thống kê cho bộ, ngành.

Đối với các bộ, ngành chưa công bố thì khẩn trương rà soát và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông công bố (nếu không công bố mà các địa phương triển khai chồng lấn, trùng lặp phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ).

Các bộ, ngành cập nhật kịp thời danh sách các nền tảng khi có sự thay đổi; rà soát và kết nối các nền tảng số trong danh mục với Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia để chia sẻ, trao đổi dữ liệu với các nền tảng của địa phương.

Đối với các địa phương, tích cực khai thác, sử dụng các nền tảng do các bộ, ngành triển khai. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với đầu mối vận hành nền tảng trong danh mục để được hỗ trợ. Đồng thời, chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi số của mình; tránh triển khai chồng lấn, trùng lặp với các nền tảng số do các bộ, ngành đã công bố.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin (ATTT) diễn biễn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi và số lượng gia tăng; đáng lưu ý, số lượng các cuộc tấn công mạng cũng như mức độ nguy hiểm thường xảy ra vào dịp tổ chức sự kiện lớn và dịp nghỉ lễ.

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bảo đảm tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

Năm 2024 đã ghi dấu những thành tựu vượt bậc của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Từ ứng phó hiệu quả với thiên tai đến triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng bộ, chuyển đổi số toàn diện, tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật, thể hiện một năm bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông với phương châm hoạt động xuyên suốt: "Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - tăng tốc - đột phá”.

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Với việc phát triển các ứng dụng “make in Việt Nam” phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, địa phương, bộ ngành… quá trình chuyển đổi số quốc gia đã đang đi đúng hướng, đem lại những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế - xã hội số và những lợi ích thiết thực cho người dân.

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi lĩnh vực đang dần chuyển mình theo hướng số hóa. Một trong những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công là nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến. Đây là một giải pháp không chỉ giúp người lao động tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan nhà nước.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

fb yt zl tw