Cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công trực tiếp vào Thượng Hải

Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1. Đây là là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công trực tiếp vào trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ.

Dịch vụ phà tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc dừng hoạt động do bão Bebinca, ngày 15/9/2024.
Dịch vụ phà tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc dừng hoạt động do bão Bebinca, ngày 15/9/2024.

Theo truyền thông nhà nước, với sức gió tối đa đạt 151 km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7h30 sáng (theo giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ bão Gloria năm 1949.

Trong nỗ lực ứng phó với bão Bebinca, Trung Quốc đã gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa. Ban Chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 đối với tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, đồng thời nâng mức ứng phó lên cấp 3 đối với thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang. Các nhóm công tác đã được cử đến Thượng Hải và Chiết Giang nhằm giúp giảm thiểu tác động của cơn bão số 13 đổ vào Trung Quốc trong năm nay.

Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp, lực lượng cứu hộ gồm trên 3.000 người cùng gần 1.000 bộ thiết bị cứu hộ và 5 máy bay trực thăng cũng đã được điều động đến các địa phương ở vùng duyên hải để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Tàu cá neo đậu tránh bão Bebinca tại cảng ở Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 15/9/2024.
Tàu cá neo đậu tránh bão Bebinca tại cảng ở Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 15/9/2024.

Trước đó, chính quyền thành phố Thượng Hải ngày 15/9 cũng đã quyết định hủy hàng trăm chuyến bay tại 2 sân bay chính, gồm sân bay Phổ Đông và sân bay Hồng Kiều. Ga tàu Thượng Hải cũng đã tạm dừng một số dịch vụ đường sắt, trong khi đó một số dịch vụ phà cũng đã phải dừng hoạt động. Nhiều khu nghỉ dưỡng ở Thượng Hải, trong đó có Khu nghỉ dưỡng Disney, công viên giải trí Jinjiang và công viên động vật hoang dã Thượng Hải, cũng tạm ngừng đón khách.

Kỳ nghỉ tết Trung thu đang diễn ra cũng đã làm tăng thêm sự phức tạp cho công tác ứng phó với bão lũ tại Trung Quốc. Nhà chức trách yêu cầu chính quyền địa phương cần tăng cường nỗ lực phòng chống lũ lụt và thảm họa địa chất, sơ tán những người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, hồ chứa, mỏ và các công trình hạ tầng khác, cũng như chuẩn bị các phương án ứng phó với tình trạng ngập úng đô thị.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận thế giới trong tuần (9-15/9).

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/9, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt nghiêm trọng đã nhấn chìm thành phố Maiduguri, Đông Bắc nước này, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời. NEMA quan ngại con số thiệt hại sẽ còn tăng lên.

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Hai năm sau khi vọt lên ở mức 8 - 9%, lạm phát ở Mỹ và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2% trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

fbytzltw