Cơ chế CBAM của EU tạo động lực thúc đẩy "xanh hóa" ngành thép Việt

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ có hiệu lực trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10 tới. Trong khi đó, sản xuất sắt thép là một trong những ngành phát thải nhiều carbon nhất lại thuộc phạm vi cơ chế này. Vậy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và liệu đây có thể là động lực thúc đẩy “xanh hóa” ngành thép Việt cho phù hợp mục tiêu “Net Zero” trong dài hạn không?

Cơ chế mới giảm lượng phát thải carbon

CBAM sẽ hướng tới việc đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại. Bốn nhóm hàng bao gồm: sắt thép, nhôm, xi-măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này.

Cơ chế được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thí điểm từ tháng 10/2023, áp dụng ban đầu với các hàng hóa nhập khẩu, trong đó có ngành thép. Các doanh nghiệp xuất khẩu giai đoạn này chỉ phải khai báo mức phát thải. Giai đoạn bắt buộc mua chứng chỉ phát thải CBAM và mở rộng ngành hàng sẽ bắt đầu từ sau năm 2026.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), tính riêng năm 2022, ngành thép tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí carbon, chiếm khoảng 7 - 8% tổng lượng khí nhà kính phát sinh toàn cầu. Cùng với hóa chất và xi-măng, sắt thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn nhất thế giới.

"Cao tốc EVFTA” mở đường thuận lợi cho xuất khẩu thép sang EU

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, thép Việt đã liên tục mở rộng thị phần xuất khẩu sang EU. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tháng 6/2020, xuất khẩu thép sang thị trường EU chỉ chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép, con số này sau hai năm đã tăng lên 20,51%, tương ứng mức tăng hơn 6 lần.

Trong 4 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành thép, EU là thị trường có mức tăng “khủng” cả về khối lượng lẫn trị giá. Và khoảng một năm sau khi EVFTA có hiệu lực, vào tháng 11/2021, lần đầu tiên thép lọt top các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.

Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,36 triệu tấn thép sang châu Âu, tăng gần 34% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 21% tổng cơ cấu xuất khẩu thép.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “So với giai đoạn 2019 - 2020 khi thị phần xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 3% đến 6%, ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn cao. Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA. Tuy nhiên, với tham vọng tiên phong trong hoạt động giảm lượng khí thải nhà kính, thị trường EU dưới cơ chế CBAM sẽ đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam”.

Thách thức xuất khẩu dưới cơ chế CBAM

Theo cơ chế này, sau giai đoạn thí điểm, giai đoạn vận hành kể từ năm 2026 sẽ buộc các nhà nhập khẩu thép tại EU mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải (ETS) của EU, biểu thị bằng EUR/tấn CO2 thải ra. Nếu các doanh nghiệp thép Việt không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thì sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh về mặt giá trị.

Ngoài ra, thủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu cũng có thể trở thành hàng rào kỹ thuật và hàng rào thương mại vào thị trường này

Theo ước tính của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm kéo theo sản lượng giảm khoảng 0,8%, cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo ước tính sơ bộ của VSA, CBAM làm giảm trung bình GDP hằng năm của Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Mặc dù so với quy mô tổng thể nền kinh tế, đạt khoảng hơn 400 tỷ USD, con số này không đáng kể. Tuy nhiên, cơ chế tương tự đang nhen nhóm tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Australia, Canada… sẽ tác động mang tính dài hạn cho cả nền kinh tế.

Đây là thách thức, song cũng là động lực thúc đẩy ngành thép trong nước hướng tới sản xuất xanh. Hiện tại, đã có một số công ty dự tính giảm 50% lượng khí thải carbon bằng một số kỹ thuật tiên tiến, sản xuất thép bằng Hydro (H2). Đây là xu hướng tất yếu về dài hạn và phù hợp với mục tiêu Net zero của Chính phủ.

Động lực xanh hóa ngành thép, hướng đi tất yếu của Việt Nam

Việt Nam cũng đang bước đầu xây dựng lộ trình trung hòa carbon ngành thép. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tối ưu hóa quy trình, năng lượng, nguyên liệu thô và cải tiến công nghệ nhằm giảm 10-30% lượng phát thải CO2. Giai đoạn 2025 - 2030 sẽ sử dụng nguyên liệu carbon thấp, tăng cường lượng khí H2 trong các nhà máy sắt xốp lên 30%, phù hợp xu hướng thế giới.

Ngoài ra, kế hoạch phát triển thị trường tín chỉ carbon được kỳ vọng sẽ thúc đẩy động lực xanh hóa trong ngành thép nói riêng và các ngành phát thải nói chung.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết về việc đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon liên thông với các Sở Giao dịch lớn trên thế giới ngay trong quý IV năm nay. Đây sẽ là bước lấy đà rất quan trọng, trong quá trình phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” cũng đã được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam tập trung xây dựng quy định quản lý, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Qua đó, có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh và hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị COP26.

Theo CBMA, nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn. Các quốc gia ngoài EU có chính sách định giá carbon rõ ràng, như thuế carbon hoặc thị trường tín chỉ carbon, có thể được miễn trừ CBAM.

“Tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU rõ ràng là một thách thức không nhỏ, nếu xét về ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, cùng với quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phát triển năng lượng xanh, sản xuất xanh thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững”, ông Phạm Quang Anh nhận định.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw