Chuyện ở Kho Vàng

LCĐT - Kho Vàng - cái tên nghe đã khiến nhiều người phải tò mò muốn đặt chân đến và chúng tôi cũng không phải ngoại lệ. Có phải ngày xưa ở đây từng có kho báu của ai đó lãng quên hay có một thứ gì đó quý giá được ví như vàng?

“Cả nhà” làm cán bộ thôn

Từ trung tâm xã Cốc Lầu (Bắc Hà) men theo Tỉnh lộ 160, xuôi dòng sông Chảy gần chục cây số đến cầu Nậm Tôn, chúng tôi rẽ lên con đường bê tông mới mở. Một ngôi làng nhỏ hiện ra trước mắt bao quanh là núi rừng xanh thắm, Kho Vàng đã ở ngay trước mắt. Theo hướng dẫn của Chủ tịch UBND xã Cốc Lầu, chúng tôi đi thẳng đến một gia đình “cả nhà” làm cán bộ thôn để tiện tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây và cái tên Kho Vàng do đâu mà có. Đấy là gia đình anh Đặng Văn Bình, Bí thư Chi bộ thôn Kho Vàng, vợ anh - chị Bàn Thị Hân - là Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn. Biết chúng tôi định hỏi sao cả hai vợ chồng cùng làm cán bộ chủ chốt ở thôn, chị Hân bảo cũng khó từ chối vì bà con tín nhiệm, làm cán bộ thôn vất vả, nhiều khi không còn thời gian lo việc gia đình. “Anh thấy đấy, ngày nghỉ mới có thời gian lên xem đồi quế, chứ ngày thường hết lên xã họp lại đến các hộ nắm tình hình”.

Chuyện ở Kho Vàng ảnh 1
Thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu nhìn từ trên cao.

Vất vả là thế nhưng chị Hân luôn tự hào khi những đóng góp của hai vợ chồng được bà con ghi nhận. Anh Bình chồng chị trước khi làm bí thư chi bộ đã hơn mười năm làm trưởng thôn. Phong trào nông thôn mới của thôn khởi sắc như hôm nay cũng là dấu ấn rất lớn của gia đình này. Năm 2018, thôn triển khai đổ bê tông đường giao thông nông thôn theo cơ chế nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân hiến đất và đóng góp công sức. Làm đường thì ai cũng muốn nhưng nhiều hộ bị ảnh hưởng vào đất sản xuất, vườn nhà nên ngại ngần, muốn Nhà nước có chút hỗ trợ. Lo lắng nếu người dân không đồng thuận thì xã sẽ chuyển sang làm đường ở thôn khác, vợ chồng anh Bình ngày ngày đến các hộ còn do dự hiến đất tuyên truyền, vận động. Có hộ đến một lần không được thì đến hai, ba lần. Đến nhà không gặp, anh Bình còn lên tận nương cùng lao động rồi trò chuyện như người nhà. Làm đường bê tông xe ô tô đi lại thuận lợi, nông sản tiêu thụ dễ dàng, đường đến trường của lũ trẻ trong thôn cũng đỡ vất vả hơn. Cái lợi nhìn thấy rõ nhưng phải mất cả tháng trời đi từng nhà vận động mới thống nhất được phương án đóng góp và hiến đất. Khí thế đang lên, anh xin xã cho triển khai ngay và chỉ trong thời gian ngắn, con đường bê tông đã thành hiện thực, góp phần giúp diện mạo nông thôn nơi đây đổi thay. Những chiếc xe chở sắn, quế đến nơi tiêu thụ dễ dàng hơn, hộ nào muốn xây nhà dựng cửa, chỉ cần một cuộc điện thoại là xe chở vật liệu sẽ mang vào tận nơi. Những hộ trước kia từng có ý định ngăn cản thi công tuyến đường nay tìm đến vợ chồng anh Bình nói lời cảm ơn vì không có vợ chồng anh suýt chút nữa họ đã làm ảnh hưởng đến việc lớn của thôn.

Hai vợ chồng đều là cán bộ chủ chốt ở thôn, bởi vậy đôi khi căn nhà của gia đình anh trở thành nơi bà con tìm đến trao gửi tâm tư và cả những bức xúc. Thôn hầu hết là đồng bào người Dao, người Mông đã cư trú ở đây nhiều đời, nhiều hộ còn có quan hệ anh em, họ hàng, tuy vậy trong cuộc sống cũng không ít lần xảy ra xích mích. Mới đây, hộ ông Lý Văn Sĩ và hộ ông Lý Văn Trúc vì tranh chấp đất đai mà mất đoàn kết. Vợ chồng anh Bình lại đứng ra làm “trọng tài” giải quyết. Sau những giải thích thấu tình, đạt lý, hai gia đình kia lại có thể ngồi chung mâm rượu, tình làng, nghĩa xóm được giữ gìn.

Tên thôn đọc lên mà ngại

Ông Bàn Văn Bách nhà ở ven sông Chảy quả quyết, trước đây đoạn sông Chảy qua thôn Kho Vàng đúng là có nhiều vàng. Chỉ ra bãi cát sỏi bên hữu ngạn, ông Bách bảo đấy là dấu vết bãi vàng còn sót lại. Câu chuyện ấy gợi cho chúng tôi suy nghĩ về nguồn gốc tên thôn nhưng ông Bách bảo không có liên quan gì. Những năm gần đây, đời sống bà con bớt khó khăn nhờ cây quế. Chẳng biết còn kho báu nào dưới đất không nhưng người dân nơi đây đang tự tạo cho mình một kho báu khác, ấy là bạt ngàn quế. Cả thôn có hơn 80 hộ, gần như nhà nào cũng có vài hecta quế. Cây quế như của để dành khi nào cần chi phí sinh hoạt hoặc có việc mới khai thác. Bởi thế nhìn từ trên cao, thôn được bao bọc bằng màu xanh của trùng điệp núi rừng, giữ được rừng cũng là giữ được nguồn nước, ấy là một kho báu khác nữa.

Chuyện ở Kho Vàng ảnh 2
Thủy điện dâng nước gây hỏng đường vào thôn Kho Vàng.
Chuyện ở Kho Vàng ảnh 3
Người dân vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Khi chúng tôi hỏi chắc ở đây ngày xưa có kho báu hay mỏ đá quý nên mới đặt tên như thế, chị Hân bảo ngượng lắm vì tên thôn đẹp mà thực tế thì vẫn còn nghèo lắm. Ấy là chưa kể bà con trong thôn còn thiệt thòi hơn các thôn khác khi nơi đây vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia dù xã đã “về đích” nông thôn mới. Gần đây, thôn lại bị thủy điện “nuốt” mất con đường trục chính khiến việc đi lại khó khăn. Trong khi chờ chủ đầu tư khắc phục sự cố, toàn bộ nông sản của người dân đang ách tắc không thể tiêu thụ.

Sau cùng thì chúng tôi cũng biết được cái tên Kho Vàng hóa ra không có gì đặc biệt như nhiều người tưởng mà đơn giản là được đặt ghép chữ từ hai thôn Kho Lạt và Bản Vàng trước kia. Chị Hân nói vui: “Giá mà trong thôn có kho báu thật thì có lẽ các dự án kéo điện, sửa đường cho bà con có khi không bị chậm như bây giờ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw