Chuyên gia: Mưa bão khả năng dồn dập vào cuối năm, thiên tai khốc liệt

Nói về diễn biến tình hình mưa bão trong thời gian tới, đại diện cơ quan khí tượng quốc gia dự báo mưa lớn sẽ dồn dập vào thời điểm cuối năm; các cơn bão cũng có những quỹ đạo, cường độ bất thường.

Chuyên gia: Mưa bão khả năng dồn dập vào cuối năm, thiên tai khốc liệt ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong thời gian tới, nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021.

Dự báo tình hình mưa lớn còn tiếp diễn và dồn dập vào thời điểm cuối năm. Các cơn bão cũng có nhiều nguy cơ khó lường hơn bởi những quỹ đạo, cường độ bất thường.

Đề phòng lốc sét, mưa đá, lũ quét

Trao đổi với báo chí về tình hình mưa lũ trong thời gian tới, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết trong 3-4 ngày vừa qua, tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Tính đến nay, đợt mưa lớn này đã bước vào giai đoạn cao điểm nhất.

Bắt đầu từ ngày mai, 25/5, tình hình mưa lớn sẽ có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, ở khu vực miền núi Bắc Bộ vẫn còn mưa dông trên diện rộng. Cục bộ có những điểm có nguy cơ mưa to. Thời gian mưa tập trung vào chiều tối đến đêm.

Do mưa lớn đã xảy ra trong thời gian qua và có khả năng xảy ra mưa dông nhiều ngày tới nên ở vùng núi và trung du Bắc Bộ cần đề phòng các loại hình thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở, ngập úng tại các khu vực trũng.

Ông Năng cũng cho biết tháng Năm là thời kỳ chuyển dần sang mùa mưa ở các tỉnh Bắc Bộ. Do vậy, trong thời gian qua, có những đợt tăng cường không khí lạnhnén rãnh áp thấp xuống Bắc Bộ đã gây mưa lớn ở khu vực này.

Dự báo thời gian tới, tần suất mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi khu vực này bước vào cao điểm mùa mưa. Do vậy, các địa phương cần có giải pháp chủ động đề phòng các nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất ngay từ bây giờ.

Vị chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng lưu ý, từ đầu năm 2022 đến nay, ở Việt Nam đã ghi nhận một đợt mưa trái mùa xảy ra ở khu vực Nam Trung Bộ, gây ra tương đối nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Ngoài ra, một số khu vực khác đã xảy ra mưa dông, lốc, sét. Trên biển cũng đã xuất hiện những cơn bão sớm, dù các cơn bão đó không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Thiên tai khốc liệt, khó dự báo hơn

Với xu hướng thời tiết trên, ông Năng nhận định thời gian tới, nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021. Trong đó, tình hình mưa lớn có thể tập trung nhiều, dồn dập vào thời điểm cuối năm. Những cơn bão cũng có khả năng sẽ có những quỹ đạo cũng như cường độ bất thường.

Chuyen gia: Mua bao kha nang don dap vao cuoi nam, thien tai khoc liet hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 5-7 cơn cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta; cần đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong các tháng cuối năm.

Trong các tháng mùa mưa bão, lượng mưa tại Bắc Bộ có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (tập trung từ tháng 7-9). Trong khi đó, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lượng mưa có xu hướng gia tăng. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa, lũ dồn dập tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10-11/2022. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Trước các hiện tượng thiên tai bất thường do biến đổi khí hậu kể trên, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Trong ngắn hạn, cơ quan này theo dõi chặt chẽ các loại hình thiên tai, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sớm khi thiên tai có dấu hiệu xuất hiện và cập nhật theo sát diễn biến thiên tai để các cơ quan hữu quan và người dân có kế hoạch chủ động ứng phó.

Trong dài hạn, cơ quan khí tượng quốc gia sẽ đề xuất việc bổ sung, tăng cường các quan trắc khí tượng thủy văn ở vùng biển, vùng núi chưa có hoặc còn thưa số liệu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công  nghệ để cải tiến các mô hình dự báo, kể cả ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo thiên tai  khí tượng thủy văn.

Bên cạnh đó, cơ quan khí tượng quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đến sự bất thường và sự gia tăng cường độ của các thiên tai để có thể bổ sung thông tin vào các mô hình, phương án dự báo.

Vietnnam+

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw