Chuyên gia chống hacker đang thiếu hụt trầm trọng

Hơn 40% công ty trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên gia an ninh mạng chất lượng cao để chống lại các hacker.

Trong bối cảnh thiếu hụt chuyên gia về bảo mật thông tin (InfoSec), Kaspersky đã thực hiện một khảo sát về “Chân dung chuyên gia bảo mật thông tin thời hiện đại' nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Tham gia khảo sát là hơn 1.000 chuyên gia InfoSec đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Kết quả cho thấy, khoảng trống về nhân lực bảo mật trên thị trường lao động hiện là gần 4 triệu người.

Theo Kaspersky, 41% các công ty mô tả đội ngũ an ninh mạng của họ hiện đang thiếu nhân sự trầm trọng. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở Nga, các quốc gia Mỹ Latinh và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

bieu-do-thieu-hut-chuyen-gia-bao-mat-579.jpg
Biểu đồ thống kê về sự thiếu hụt chuyên gia bảo mật trên toàn cầu dựa theo khu vực.

Những vị trí thiếu hụt nhân lực nhất là chuyên gia nghiên cứu bảo mật thông tin và phân tích phần mềm độc hại. Hơn 40% công ty cho rằng, đây là những vị trí khó tuyển dụng nhất. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các vị trí này được ghi nhận ở châu Âu, Nga và châu Mỹ Latinh.

Báo cáo cũng ghi nhận sự thiếu hụt về nhân lực quản lý các trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC). Trong đó, nguồn nhân lực ở 2 vị trí thẩm định an toàn thông tin và an ninh mạng được đánh giá ở mức thấp. Theo khảo sát, vị trí có số lượng tuyển dụng ít nhất nhưng vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao là thám báo mối đe dọa (32%).

Khi xem xét nhu cầu theo các ngành, báo cáo cho thấy khu vực chính phủ hiện thiếu gần một nửa (46%) số nhân lực về bảo mật để chống lại hoạt động của các băng nhóm hacker và tội phạm mạng.

Ngành viễn thông cũng chứng kiến sự thiếu hụt chuyên gia về bảo mật ở mức 39%, kế đó là ngành bán lẻ, bán sỉ và chăm sóc sức khỏe với 37% vị trí còn trống. Các ngành có ít vị trí tuyển dụng InfoSec nhất là CNTT (31%) và dịch vụ tài chính (27%).

bieu-do-thieu-hut-chuyen-gia-bao-mat-2-580.jpg
Biểu đồ thống kê về sự thiếu hụt chuyên gia bảo mật trên toàn cầu dựa theo vị trí việc làm.

Ông Vladimir Dashchenko, người chịu trách nhiệm về các hoạt động bảo mật của Kaspersky ICS CERT nhận xét: “Để giảm tình trạng thiếu hụt các chuyên gia InfoSec có chuyên môn cao, các công ty nên đưa ra mức lương, điều kiện làm việc tốt hơn, đồng thời đầu tư vào việc đào tạo, cập nhật các kiến thức mới”.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, những biện pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của các doanh nghiệp.

Do thị trường CNTT ở một số nước đang phát triển thay đổi mạnh mẽ, thị trường lao động không thể đưa ra các chương trình đào tạo kỹ năng và chuyên môn cần thiết trong thời hạn ngắn. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt đáng kể các chuyên gia InfoSec không xảy ra ở các khu vực có nền kinh tế phát triển và các doanh nghiệp trưởng thành.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw