Chuyên gia cảnh báo từ tháng 8 sẽ là cao điểm dịch sốt xuất huyết

Các chuyên gia nhận định, từ tháng 8 trở đi sẽ là cao điểm dịch sốt xuất huyết, theo đó, số ca nặng và tử vong có nguy cơ tăng cao.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều ổ dịch mới xuất hiện, số ca mắc tăng nhanh. Trong hai tuần đầu tháng 8/2023 (tính từ ngày 1 - 11/8), số ca bệnh tiếp tục tăng gấp 1,5 lần so với tháng 7 (khoảng 640 - 760 ca/tuần). Đáng chú ý, số ổ dịch sốt xuất huyết cũng tăng gấp 2 - 3 lần, từ 16 - 20 ổ dịch/tuần trong tháng 7 lên tới 59 ổ dịch/tuần (từ ngày 4 - 11/8).

Các chuyên gia nhận định, từ tháng 8 trở đi sẽ là cao điểm dịch sốt xuất huyết, theo đó, số ca nặng và tử vong có nguy cơ tăng cao. Để ngăn chặn sốt xuất huyết bùng phát, dịch phải được phòng ngừa ngay tại từng hộ gia đình. Người dân cần lưu ý dọn dẹp mái hiên, đậy kín lu, thùng chứa nước, lật úp các xô chậu, chai lọ để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh loăng quăng. Đồng thời, sử dụng các loại kem chống muỗi, ngủ trong màn để tránh muỗi đốt.

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết.

Hiện nay, Hà Nội đang là điểm nóng nhất về sốt xuất huyết ở miền Bắc. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố đã ghi nhận 198 ổ dịch tại 24 quận, huyện, thị xã và 111 xã, phường, thị trấn. Sốt xuất huyết cũng tấn công nhiều trẻ em, phụ nữ mang thai.

Thống kê từ tháng 7 đến nay, mỗi ngày, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, tiếp nhận khoảng 20 người mắc sốt xuất huyết, trong đó đa số là phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có nhiều bệnh lý nền. Đây đều là những trường hợp nặng với biểu hiện ho ra máu, xuất huyết âm đạo trước chu kỳ, đi ngoài phân đen, men gan tăng cao, tràn dịch màng phổi, tụt huyết áp. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết (tăng gấp đôi so cùng kỳ), trong đó, hơn 50 trường hợp nhập viện có dấu hiệu cảnh báo và nhiều trẻ tái mắc bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc mới sốt xuất và số ca trở nặng gia tăng là do người dân còn chủ quan. Nhiều trường hợp bị sốt ở nhà tự điều trị, đến khi bệnh chuyển nặng mới vào viện và phát hiện là sốt xuất huyết.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

“Đây là điều rất nguy hiểm. Bởi sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn là sốt, nguy hiểm và phục hồi. Ở giai đoạn đầu (khoảng 3 ngày), người bệnh thường có triệu chứng sốt cao. Việc uống đủ nước rất quan trọng, sẽ giúp cho máu không bị cô đặc và suy tuần hoàn. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước oresol, nước hoa quả nhưng không nên uống các loại nước sẫm màu để tránh nhầm lẫn với biểu hiện nôn ra máu. Muốn biết lượng nước uống có đủ hay không, chúng ta căn cứ vào lượng nước tiểu. Lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc bằng bình thường là đủ; cố gắng duy trì uống đủ nước như vậy ít nhất cho đến 3 ngày sau khi hết sốt để cơ thể dễ chịu hơn và không có biến chứng nặng (cô đặc máu và suy tuần hoàn)”, BS Thái khuyến cáo.

BS Thái đặc biệt lưu ý, uống đủ nước để cơ thể không bị cô đặc máu, suy tuần hoàn. Đây chính là “chìa khóa” quan trọng để giúp người bệnh qua được giai đoạn nặng nề của sốt xuất huyết.

Với sốt xuất huyết, việc phát hiện sớm và điều trị đúng rất quan trọng. Việc tuân thủ tái khám đúng hẹn khi hết sốt cũng rất quan trọng, bởi có trường hợp khi giảm sốt thì có tình trạng thoát huyết tương gây cô đặc máu, có biến chứng đi vào sốc, rất nguy hiểm.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp và việc quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế. Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại gây ra những nguy cơ cao đối với sức khỏe của con người. Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày thị giác thế giới 10/10: Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày Thị giác thế giới được tổ chức hằng năm nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt và thị giác của chúng ta, nâng cao nhận thức về suy giảm thị lực và mù lòa, đồng thời, thúc đẩy việc chăm sóc mắt và thị lực. Năm nay, chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn là: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ em”.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Đến sáng nay (10/10), Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đã tiếp nhận thêm 10 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai nhập viện với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: sốt, đau bụng, đi ngoài, nâng tổng số học sinh, sinh viên đang điều trị tại đây lên 50 người. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã thành lập 2 đoàn làm việc, kiểm tra sau vụ việc. 

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Theo ngành y tế, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Ngành y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Nhằm giúp các nhà quản lý y tế, quản trị bệnh viện cùng các cán bộ, nhân viên y tế có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện an toàn người bệnh, bảo đảm việc thu chi đáp ứng khả năng chi trả của bệnh nhân, Viện Đánh giá chất lượng và Phát triển nhân lực Y tế (HARDI) và Thương hiệu sách Y học MedInsights của Alpha Books vừa tổ chức ra mắt và tọa đàm về bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”.

fbytzltw