Chuyển đổi số, nhiệm vụ chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển

Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết số 52) đi vào cuộc sống, thể hiện quyết tâm đổi mới tư duy và hành động của Ðảng, nhằm tận dụng có hiệu quả các cơ hội thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao… Ðó chính là các giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp tạo "cú huých" thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập.

Ðảng ủy EVN đã quyết liệt chỉ đạo đổi mới công nghệ trong tập đoàn. Trong ảnh: Kỹ sư Truyền tải điện Ðông Bắc 2 kiểm tra mạng lưới tại trạm biến áp 220 kV Ðồng Hòa (Hải Phòng). Ảnh: ÐỨC ANH
Ðảng ủy EVN đã quyết liệt chỉ đạo đổi mới công nghệ trong tập đoàn. Trong ảnh: Kỹ sư Truyền tải điện Ðông Bắc 2 kiểm tra mạng lưới tại trạm biến áp 220 kV Ðồng Hòa (Hải Phòng). Ảnh: ÐỨC ANH

Với lộ trình cho từng giai đoạn, đến năm 2025, năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 52 đề ra tám nhóm chủ trương, chính sách từ đổi mới tư duy đến hoàn thiện thể chế; từ phát triển hạ tầng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển ngành, công nghệ, bố trí nguồn lực chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nghị quyết là căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Ban Bí thư ban hành Quyết định về Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng. Sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt cho thấy, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết, cấp bách trên mọi phương diện.

Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, chuyển đổi số là sự chuyển đổi toàn bộ hoạt động từ môi trường thực lên môi trường số, thông qua những ứng dụng, phần mềm, nền tảng số. Chuyển đổi số làm thay đổi thói quen, chính vì thế, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư không chỉ là cách mạng về công nghệ, thật ra còn là cách mạng về thể chế và chính sách. Việt Nam sớm nhìn nhận cơ hội và chuyển hóa thành văn bản chỉ đạo của Ðảng, chiến lược, chương trình, chính sách của Chính phủ. Chương trình chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước; phát triển kinh tế số, xã hội số. Ðồng chí cho rằng, chuyển đổi số thành công 80% do nhận thức, thể chế, chính sách, 20% là do công nghệ.

Chuyển đổi số cần cách tư duy mới và hành động mới, nhất là người đứng đầu. Tại các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, yêu cầu chuyển đổi số đặt ra trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới, các mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới đi đôi với ngăn ngừa tác động tiêu cực. Ðây được coi là sứ mệnh quốc gia trao cho các doanh nghiệp nhà nước. Theo Phó Bí thư Ðảng ủy Khối Hồ Xuân Trường, nhằm tạo bứt phá, Ðảng ủy Khối và các cấp ủy trực thuộc đã phân công lãnh đạo chủ chốt trực tiếp phụ trách công tác chuyển đổi số, xây dựng đội ngũ cán bộ và bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin; phấn đấu mỗi doanh nghiệp thật sự là một trung tâm đổi mới sáng tạo, chủ động dẫn dắt và đi đầu chuyển đổi kinh tế số. Một số đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, hàng không, năng lượng đã xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số gắn với chiến lược sản xuất, kinh doanh. Nhiều đảng ủy doanh nghiệp đã ban hành nghị quyết chuyên đề, xây dựng chiến lược chuyển đổi số với cách tiếp cận khác nhau.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ đơn vị có chiến lược chuyển đổi số hoạch định thuộc nhóm ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng và nhóm ngành năng lượng. Trong đó, Ðảng ủy EVN đã ban hành Nghị quyết về "Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn", với mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin cho mọi hoạt động từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, có 4 trong số 9 đơn vị đã hoàn thành chiến lược hoặc kế hoạch chuyển đổi số. Nhiệm vụ chủ yếu là chuyển đổi trải nghiệm, đưa khách hàng là trọng tâm để phát triển giải pháp tài chính toàn diện. Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ, đặt dữ liệu là tài sản của ngân hàng để khai thác, làm giàu năng lực quản trị, kinh doanh.

Tại các địa phương, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ, thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị; xây dựng hạ tầng công nghệ, hỗ trợ, định hướng cho doanh nghiệp về chiến lược phát triển nền kinh tế số. Tại Bắc Giang, trên cơ sở Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 chọn đột phá là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 800 doanh nghiệp số, có chỉ số đánh giá về chuyển đổi số thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw