Chuyển đổi AI sẽ không thay thế chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi AI là một giai đoạn của tiến trình, nó sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên thông minh hơn nhưng không thể thay thế cho chuyển đổi số.

Đây là ý kiến của các chuyên gia đưa ra tại “Hội nghị cộng đồng lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) 2024: Xây dựng chiến lược CNTT thích ứng tương lai”, trong khuôn khổ CIO Summit 2024, do CIO Vietnam tổ chức ngày 3/10, tại TPHCM.

3-7489.jpg
Các lãnh đạo CNTT tại buổi thảo luận.

Với sự bùng nổ của AI trong thời gian gần đây, đã xuất hiện khái niệm doanh nghiệp chuyển đổi AI, vậy chuyển đổi AI có thay thế cho chuyển đổi số hay không? Đây là câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo CNTT các doanh nghiệp trong phiên thảo luận đầu tiên tại Hội nghị.

Theo ông Đặng Hải Anh, CIO của PNJ, chuyển đổi số là một dòng hải lưu bao gồm nhiều công nghệ và AI là một con sóng lớn trong đó và nó tạo ra khác biệt hoàn toàn so với các công nghệ trước đây như Cloud, Blockchain, IoT…

Ở đây, AI là con sóng rất tiềm năng và đòi hỏi thuyền phải đủ tốt để không bị nhấn chìm, điều đó dẫn đến các lãnh đạo công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phải linh động, làm sao tư vấn để doanh nghiệp chấp nhận chuyển đổi và đi đúng con đường, tạo sự bền vững trong tương lai.

Ông Đặng Hải Anh cho biết, các công nghệ trước đây liên quan đến việc doanh nghiệp chuyển đổi qua tự động hoá nhiều hơn, trong khi đó AI liên quan đến trí tuệ và sẽ cung cấp chất xám nhiều hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

CIO Tập đoàn Becamex IDC Phạm Tuấn Anh cũng chia sẻ, chuyển đổi số được nói nhiều trong vòng 5-7 năm trở lại đây, mặc dù rất rộng nhưng nó được cấu thành từ ba trụ cột chính là quy trình, công nghệ và con người.

Trong đó, nhận thức của lãnh đạo có vai trò quan trọng và công nghệ chỉ là một phần. Ở đây, AI là phương tiện về mặt công nghệ giúp cho quá trình chuyển đổi số trở nên nhanh hơn.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, chuyển đổi AI là chuyển đổi doanh nghiệp từ tự động hoá sang thông minh hoá, làm cho tổ chức, doanh nghiệp trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên, để chuyển đổi được trong doanh nghiệp là một câu chuyện rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào lãnh đạo.

Chính vì thế, vai trò của lãnh đạo CNTT ở đây là phải giúp những người đứng đầu, đặc biệt là những người không am hiểu công nghệ chấp nhận sự thay đổi để tạo ra giá trị mới.

“AI sẽ làm cho tổ chức thông minh hơn, nhưng nó tuỳ thuộc vào quyết định của người đứng đầu. Khi người đứng đầu hiểu được vấn đề và đưa ra quyết định, sẽ đem lại hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp. AI tuyệt vời nhưng để chuyển đổi thì điều đầu tiên phải giải quyết được là vấn đề quy trình và con người trong doanh nghiệp”, ông Phạm Tuấn Anh nói.

Ông Võ Tấn Long, Chủ tịch Uỷ ban công nghệ Ngân hàng MSB, cũng cho rằng AI sẽ không thể thiếu trong thời gian tới. Chuyển đổi số có rất nhiều hình thái khác nhau, trong đó có chuyển đổi số sử dụng công nghệ để tự động hoá các quy trình và dùng AI làm cho doanh nghiệp trở nên thông minh hơn.

Chính vì thế, chúng không thể thay thế nhau mà cùng chạy song song. AI là công cụ đắc lực để giúp cho việc chuyển đổi số doanh nghiệp trở nên hữu hiệu hơn và đạt những kết quả không ngờ tới.

Trong khi đó, ông Trần Viết Huân, CTO của SonKim Group, Chủ tịch CIO Vietnam cũng thừa nhận, AI đang là một công cụ làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ cho chuyển đổi số. Điển hình là ở một số lĩnh vực, một số khâu trong công việc hiện nay đã được thay thế bằng AI.

Có thể nói, AI đang thay đổi cấu trúc lực lượng lao động, vì thế khi xây dựng mô hình kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc. Theo ông Trần Viết Huân, AI không thay thế con người, nhưng có thể nói nó đang giành mức lương của con người.

Trao đổi với PV VietNamNet bên lề sự kiện, ông Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành eDoctor khẳng định, AI là giai đoạn của tiến trình chuyển đổi số chứ không thể thay thế cho chuyển đổi số. Cụ thể, doanh nghiệp chuyển đổi qua một tiến trình từ chuẩn hoá đến tự động hoá và thông minh hoá. Trong đó, chuyển đổi số diễn ra nhiều ở tự động hoá và AI sẽ là bước tiếp theo.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

Động lực từ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Động lực từ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, phát thải các-bon thấp, hướng tới Net zero là xu thế tất yếu của thời đại mới. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các khu vực, thúc đẩy đạt được các mục tiêu thịnh vượng và bền vững.

Xây dựng Luật Dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số, cắt giảm thủ tục hành chính

Xây dựng Luật Dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số, cắt giảm thủ tục hành chính

Dự án Luật Dữ liệu do Bộ Công an chủ trì xây dựng hiện đang được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đây là dự án luật có vai trò quan trọng tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính.

Trách nhiệm và quyết tâm mở ra hướng đi mới từ chuyển đổi số

Trách nhiệm và quyết tâm mở ra hướng đi mới từ chuyển đổi số

Trong bài viết “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 2/9/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển.

Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Tọa đàm Thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Ngày 25/10, Ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam”.

fbytzltw