Chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024"

Đêm nghệ thuật và tổng kết chuỗi hoạt động Chương trình “Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” đã được Ban Thông tin Truyền thông Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tối 10/8, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Đây là chương trình thường niên được tổ chức từ năm 2014 đến nay vào mỗi mùa Vu Lan.

vu-lan-17821-8423.jpg

Phát biểu tại Chương trình, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Trưởng ban tổ chức Chương trình cho biết, Vu Lan là ngày lễ lớn quan trọng của đạo Phật, ngày báo ơn, báo hiếu cha mẹ và ông bà tổ tiên. Rộng hơn theo giáo lý đạo Phật, bốn ân mà người con Phật luôn phải ghi nhớ, đó là: Ân dưỡng dục sinh thành của cha mẹ; ân quốc gia xã hội; ân Tam bảo Sư trưởng, thầy cô dạy học và ân chúng sinh, đồng loại.

Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần là một ngày lễ tôn giáo thiêng liêng, mà còn là một ngày lễ của tình người có ý nghĩa đặc biệt, hướng mọi người trở về với cội nguồn dân tộc, trở về với đạo lý uống nước nhớ nguồn, với tổ tiên. Lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống tinh thần báo hiếu, báo ân phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.

Tiếp nối hành trình 10 năm với 8 chương trình đã thực hiện, cũng như thường kỳ, Chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” được xây dựng với hai phần gồm các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội và chương trình nghệ thuật Vu Lan.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, mỗi năm, Ban tổ chức chọn những địa danh gắn với truyền thống lịch sử, những ngày lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước để có các hoạt động vì cộng đồng. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, từ tháng 5 đến tháng 8/2024, Ban tổ chức đã thực hiện những hoạt động tưởng niệm, thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia A1 và thực hiện các công trình an sinh xã hội ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).

Cụ thể là Ban tổ chức đã xây dựng công trình nhà ăn tại điểm trường Nậm Ty, Trường tiểu học Hua Thanh, huyện Điện Biên; trao tặng giếng nước để nhà trường và học sinh có nguồn nước sinh hoạt, học tập; trao quà từ thiện cho học sinh và người dân trên địa bàn xã Hua Thanh; thăm và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Pồn; xây nhà tình nghĩa cho cựu Thanh niên xung phong; trao tặng 100 suất quà trị giá 200 triệu đồng tại Chương trình “Sống mãi với non sông” do Hội hỗ trợ gia đình Liệt sỹ Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ. Tổng giá trị quà tặng dành cho chuỗi hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội của Chương trình lên đến 5 tỷ đồng.

Chương trình đã tạo dấu ấn tích cực, khắc họa đậm nét tính nhân văn, thể hiện sâu sắc tinh thần hiếu đạo trong Phật giáo. Qua đó góp phần lan tỏa mạnh mẽ truyền thống tri ân, báo ân trong đời sống xã hội, tôn vinh và phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân các vị tiền bối, Anh hùng liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng.

Từ nghìn xưa cho đến nay, hiếu hạnh được xem như khuôn vàng, thước ngọc để thẩm định giá trị đạo đức con người. Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” với 4 chương: Hoa Hồng nhỏ, Ngồi lên vai cha, Tổ Quốc ơi!, Cảm xúc Vu Lan, là phần biểu diễn công phu, đặc sắc, truyền tải lòng biết ơn, giá trị đạo hiếu đến cộng đồng. Khán giả được thưởng thức những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc với sự góp mặt của những ca sĩ nổi tiếng như: Lê Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Anh, vũ đoàn Lavender,… thể hiện những lời ca ngọt ngào, sâu lắng, ngợi ca tình yêu đất nước, sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, các bậc tiền nhân. Cùng hòa chung là những tác phẩm ngợi ca về đạo hiếu, công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Với mục đích tôn vinh và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Chương trình muốn truyền tải thông điệp lòng hiếu đạo và lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, mà còn tạo ra sự gắn kết, yêu thương, đoàn kết trong cộng đồng. Nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tôn trọng và chăm sóc nhau, xây dựng một xã hội hài hòa và đầy lòng nhân ái. Qua đó, góp phần xiển dương đạo pháp, thể hiện tinh thần Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, non sông đất nước.

Tại đêm nghệ thuật, Ban tổ chức trao tặng 12 phần quà, thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân đến đại diện gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ và hai tấm gương hiếu đạo tiêu biểu, có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, đó là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Anh hùng Lực lượng vũ trang, công dân Ưu tú Thủ đô, dù đã bước vào tuổi 100 nhưng ông vẫn dành tiền lương hưu để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, xây dựng nghĩa trang cho các đồng đội; anh Đồng Văn Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) - đã dùng búa đập tường cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vào ngày 24/5, thể hiện đức hiếu sinh vì cộng đồng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw