Chứng minh nhân dân chính thức bị cấm sử dụng hoàn toàn khi nào?

Theo Luật Căn cước 2023, chứng minh nhân dân còn hạn đến sau 31/12/2024 chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024. Tức là, chứng minh nhân dân chính thức bị ‘khai tử’ hoàn toàn từ năm 2025.

Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP nêu rõ, Chứng minh nhân dân (CMND) có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Trong khi đó, từ đầu năm 2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chíp thay cho CMND. Những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035.

Song theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023, CMND còn hạn đến sau 31/12/2024 thì chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024, nghĩa là năm 2025 sẽ ‘khai tử’ hoàn toàn CMND.

Tuy vậy, các loại giấy tờ pháp lý hiện đang sử dụng thông tin từ số CMND vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng. Công dân không bị yêu cầu thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân trong giấy tờ đã cấp.

Các CMND hết hạn từ ngày 15/10/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục được sử dụng hết ngày 30/6/2024.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng nêu rõ các trường hợp bị cấm dùng CMDN gồm: Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND; Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam; Khi ra nước ngoài định cư, Dùng CMND của người khác và các trường hợp phải làm thủ tục đổi CMND như CMND hết thời hạn sử dụng; CMND hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Hiện nay, người dân đang sử dụng các loại giấy tờ căn cước gồm CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chíp và từ 1/7 sẽ có thể thẻ Căn cước.

Không giống giấy CMND chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024, thẻ CCCD mã vạch hay gắn chíp vẫn được sử dụng bình thường nếu thời hạn vẫn còn. Thẻ CCCD chỉ bị đổi sang thẻ Căn cước nếu người dân có nhu cầu. Các loại giấy tờ có thông tin về số CMND với số CCCD thì cơ quan quản lý không quy định thủ tục riêng để thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Như vậy, do CMND sẽ bị ‘khai tử’ từ 1/1/2025 nên từ thời điểm này, công dân chỉ còn được sử dụng CCCD mã vạch, CCCD gắn chip (còn hạn sử dụng) và thẻ Căn cước.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án: Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án tuần này, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện: "Lời thú tội của kẻ giết cha". Để đảm bảo bí mật, quyền riêng tư nhân thân, chúng tôi đã đặt lại tên các nhân vật. Câu chuyện kể về một buổi chiều mưa tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), Nam - thợ cơ khí trẻ đã giết cha ruột là ông Tiến trong cơn tức giận do cha liên tục chửi mắng và đòi tiền mua ma túy. Ông Tiến nghiện ngập khiến gia đình Nam khốn khó suốt nhiều năm. Sau khi gây án, Nam đã đến công an đầu thú. 

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Sự chuyển dịch hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” từ truyền thống sang kết hợp với công nghệ ngày càng mở rộng; xu hướng tội phạm núp bóng doanh nghiệp, chia thành nhiều bộ phận, sử dụng công nghệ cao thực hiện các hoạt động thanh toán, chỉ hộ, thu hộ, rửa tiền, có đối tượng người nước ngoài điều hành, tham gia đang có chiều hướng gia tăng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hành vi mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu đối tượng khai nhận đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Ngày 6/9, tại nhà văn hóa xã Cam Cọn (huyện Bảo Yên), Tòa án nhân dân huyện Bảo Yên đưa ra xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đối với các bị cáo Hồ Văn Trường (sinh năm 2001, trú tại xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai); Nguyễn Văn Tạo (sinh năm 1978, trú tại phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Trần Mạnh Cường (sinh năm 1982, trú tại phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).

fbytzltw