Chủ tịch UBND tỉnh: Cần linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp du lịch do UBND tỉnh tổ chức chiều 24/4.

Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Trọng Hài, Giàng Thị Dung; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương; trên 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch; các nhà đầu tư du lịch, cơ sở lưu trú, homestay; doanh nghiệp lữ hành, vận tải du lịch; đại diện các khu, điểm du lịch.

image_6483441.JPG
Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường khẳng định: Những kết quả đạt được của ngành du lịch Lào Cai thời gian qua có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung tay, góp sức của các doanh nghiệp trong việc đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá giới thiệu điểm đến, đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch thu hút khách đến với Lào Cai.

Với quan điểm xuyên suốt đó là đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, do vậy, tại hội nghị này, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu và trả lời thỏa đáng các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp; cùng các doanh nghiệp thảo luận, bàn bạc và đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; phục vụ, thu hút khách du lịch.

3 nhóm vấn đề cần tháo gỡ

Sau gợi mở của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành và các khu, điểm du lịch đã phát biểu nêu những khó khăn, vướng mắc liên quan đến 3 nhóm vấn đề, đó là: Cấp phép phòng cháy, chữa cháy; cấp phép môi trường trong lĩnh vực du lịch; phương án đón khách Trung Quốc.

z4291320528431_964ff05fe39a1b9d7bca9392dae1ba48.jpg
Đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh và doanh nghiệp du lịch kiến nghị tại hội nghị.

Đối với việc cấp phép phòng cháy, chữa cháy, một số đại biểu kiến nghị, một số quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong xây dựng/lĩnh vực khách sạn, lưu trú khó thực hiện, nhiều bất cập. Việc hướng dẫn các quy trình, thủ tục và điều kiện cấp phép còn chưa rõ ràng; nhiều hồ sơ bị trả lại cho doanh nghiệp mà chưa giải thích rõ nguyên nhân, phương hướng xử lý, khắc phục.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai Nguyễn Duy Thanh kiến nghị: Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp luôn ý thức và rất trách nhiệm đối với công tác phòng cháy, chữa cháy với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục để cấp phép phòng cháy, chữa cháy, cũng như để đảm bảo được những quy định, tiêu chuẩn đang đặt ra áp lực, thậm chí vô cùng khó khăn với doanh nghiệp, đề nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu, tháo gỡ.

Đối với cấp phép môi trường trong lĩnh vực du lịch, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan quản lý hướng dẫn chi tiết quy trình cấp phép bảo vệ môi trường trong các cơ sở lưu trú, dự án du lịch, khu điểm du lịch; tháo gỡ cho các doanh nghiệp mong muốn đầu tư phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai Nguyễn Duy Thanh đề nghị UBND tỉnh và UBND thị xã Sa Pa xem xét và có phương án xử lý cụ thể, phù hợp, tháo gỡ cho các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng công trình trên đất nông nghiệp nếu như phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch.

Đối với phương án đón khách Trung Quốc, các ý kiến cho rằng có không ít khó khăn, vướng mắc liên quan đến khách tham quan lưu trú khu vực biên giới, thủ tục xuất - nhập cảnh, tình trạng bán combo du lịch của các tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép, giá dịch vụ, nhân lực du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch.

Linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo các ngành đã giải đáp, làm rõ.

z4291321183889_9a88c9a8b4da4b52bd9a7eeab347ec08.jpg
Lãnh đạo các ngành, địa phương phát biểu làm rõ những kiến nghị của các doanh nghiệp du lịch.

Đối với cấp phép phòng cháy, chữa cháy, Thượng tá Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định: Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận, tiêu chuẩn và quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy rất nhiều, rất khó để thực hiện. Do vậy, Công an tỉnh Lào Cai đề nghị các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh liên hệ và trực tiếp đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để được hướng dẫn cụ thể trước khi xây dựng, cải tạo, thay đổi công năng sử dụng của nhà và công trình để tổ chức thực hiện, vừa bảo đảm theo quy định pháp luật về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, vừa không ảnh hưởng đến kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, người dân.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Nguyễn Quốc Huy đã làm rõ một số quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà ở và công trình. Đối với những tiêu chuẩn chưa phù hợp với thực tế, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng sẽ kiến nghị với Bộ Xây dựng để xem xét, điều chỉnh.

Đối với cấp phép môi trường trong lĩnh vực du lịch, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Cao Khải trả lời: Sở đã có Văn bản số 2284/STNMT-MT ngày 6/9/2022 gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về cấp giấy phép môi trường, trong đó quy định cụ thể đối tượng phải có giấy phép môi trường, thời điểm cấp giấy phép môi trường và thành phần hồ sơ cấp giấy phép môi trường. Đề nghị Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh thông tin cho các cơ sở/dự án thuộc lĩnh vực du lịch liên hệ trực tiếp với Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn cụ thể.

Đối với những vướng mắc liên quan đến đón khách Trung Quốc, lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng đã làm rõ trên cơ sở những quy định của pháp luật. Quan điểm của tỉnh là tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, nhưng các doanh nghiệp đón khách Trung Quốc phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đoàn kết và bảo vệ quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đón khách, tạo dựng thương hiệu, uy tín và chất lượng đối với các dịch vụ cung ứng cho đối tác và khách du lịch.

z4291455171802_df7b67e234aca0850437a81d0eea3342.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, hội nghị hôm nay không thể giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp du lịch nêu ra, tuy nhiên đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và các địa phương nắm bắt kịp thời. Vì vậy, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành và các địa phương cần trao đổi, hướng dẫn chi tiết, đầy đủ để các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng gợi mở những cách làm, giải pháp để Hiệp hội Du lịch tỉnh nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng nghiên cứu, áp dụng vào thực tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường khẳng định: Các ý kiến đều xuất phát từ thực tế, tuy nhiên chúng ta cần thống nhất là phải thay đổi nhận thức, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm để tham mưu giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch theo quy định của pháp luật.

Những ý kiến thuộc thẩm quyền của tỉnh thì UBND tỉnh sẽ có văn bản trả lời, còn những ý kiến thuộc về sở, ngành, địa phương thì lãnh đạo các ngành, địa phương có trách nhiệm trả lời thỏa đáng cho các doanh nghiệp du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw