Chủ tịch nước trao các Quyết định thăng quân hàm lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch nước trao các Quyết định thăng quân hàm lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam ảnh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 24/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh trao các Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với các đồng chí: Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng (Bộ Quốc phòng).

Dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và một số bộ, ban, ngành Trung ương.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng được Chủ tịch nước quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó đồng chí Ngô Minh Tiến được thăng quân hàm trước niên hạn.

Chủ tịch nước trao các Quyết định thăng quân hàm lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam -0

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành chúc mừng Thượng tướng Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước đánh giá, cả hai đồng chí được thăng quân hàm đều là những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách qua nhiều cương vị lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội; có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Ngô Minh Tiến đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tại mặt trận Vị Xuyên năm 1986-1987; trưởng thành từ thực tiễn, cơ sở; có năng lực, kinh nghiệm quản lý, chỉ huy đơn vị; đã được giao đảm nhiệm nhiều cương vị chủ chốt và trên các cương vị công tác đều hoàn thành tốt mọi chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng chí Lương Đình Hồng đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tại Lạng Sơn từ năm 1985-1988; có kiến thức, năng lực và nhiều kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị, trưởng thành từ cơ sở; đã được giao đảm nhiệm nhiều cương vị chủ chốt và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch nước khẳng định việc quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho các đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với hai đồng chí; khẳng định sự đoàn kết, thống nhất cao của tập thể Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn Thượng tướng Ngô Minh Tiến và Thượng tướng Lương Đình Hồng tiếp tục giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; đề cao ý thức, trách nhiệm trong rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, của người cán bộ cấp tướng trong Quân đội, làm gương cho đơn vị và toàn quân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với sự chiến đấu, hy sinh vô cùng to lớn và những chiến công oanh liệt của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đồng thời, gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Quân đội; khiêm tốn, giản dị, sâu sát, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị Thượng tướng Ngô Minh Tiến luôn nắm chắc tình hình, cùng với tập thể Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu xây dựng Bộ Tổng Tham mưu vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng”; thực hiện tốt chức năng là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng; đồng thời làm tốt công tác tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch nước trao các Quyết định thăng quân hàm lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam -0

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh và các đại biểu tham dự. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước cũng đề nghị Thượng tướng Lương Đình Hồng tiếp tục tích cực học tập, chủ động nghiên cứu, cùng tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quốc phòng xây dựng Học viện xứng đáng là Trung tâm huấn luyện và đào tạo sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội ta. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo cán bộ cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội thực sự “vừa hồng, vừa chuyên”; bám sát tình hình và các vấn đề thực tiễn đặt ra để đổi mới công tác nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự; nâng cao chất lượng nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng cán bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội và quốc tế đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw