Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile, từ ngày 9 đến 12/11, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến 16/11, theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Đoàn chính thức tháp tùng Chủ tịch nước có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Công an; Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc; Thứ trưởng Tài chính Võ Thành Hưng; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn; Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công; Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trợ lý Chủ tịch nước Dương Quốc Hưng; Đại sứ Việt Nam tại Chile Nguyễn Việt Cường.

Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XIII. Chuyến thăm tạo những xung lực mới để đưa quan hệ Việt Nam-Chile và Việt Nam-Peru bước vào giai đoạn phát triển mới; khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Đối với Chile chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển tích cực; là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Chile trong vòng 15 năm qua.

Đối với Peru, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao nước ta, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển tích cực, đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch nước dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024, đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Diễn đàn, tiếp tục khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đặc biệt là thúc đẩy tiến trình liên kết kinh tế quốc tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng của khu vực; tiếp tục củng cố vai trò của APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu, nơi hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 77% thương mại, 81% đầu tư trực tiếp nước ngoài và 85% lượng khách du lịch vào Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw