Chủ động nguồn cung giống dứa Queen

Nông dân vùng trồng dứa trong tỉnh đã chủ động nguồn cung giống dứa Queen, nhằm đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất vụ mới.

Gia đình bà Vương Thị Din, thôn Na Mạ, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương đã phát triển giống dứa Queen hàng chục năm nay. Năm 2023, dứa được mùa, được giá, gia đình bà Din đã thu được hơn 300 triệu đồng từ 10 vạn gốc dứa. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình bà Din lãi gần 200 triệu đồng. Theo bà Din, hiệu quả sản xuất dứa của gia đình đạt tương đối cao nhờ chủ động được nguồn cung dứa giống.

dua-3243.jpg
Bà Vương Thị Din, thôn Na Mạ, xã Bản Lầu thu hoạch chồi dứa.

Để có những hom dứa giống đảm bảo chất lượng, sau mỗi vụ thu hoạch quả, gia đình bà Din lại thuê nhân công làm sạch cỏ dại cho nương dứa. Việc làm sạch cỏ vừa giúp cây dứa đẻ nhiều chồi nách, vừa giúp chồi phát triển mạnh, đảm bảo nguồn cung giống dứa cho vụ kế tiếp. Sau khoảng 6 tháng từ khi thu hoạch quả, bà Din sẽ tiến hành tách chồi để làm hom giống. Trung bình, mỗi cây dứa sẽ cho khoảng 3 - 5 chồi đủ tiêu chuẩn làm hom giống. Hơn 10 năm qua, bà Din vẫn duy trì cách làm này để chủ động nguồn cung dứa giống, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất.

20240120095710-mg-7270-4548.jpg
Chồi nách của cây dứa sau khi thu hoạch quả thường được nông dân lựa chọn để làm giống vụ mới.

Bà Din chia sẻ: Vụ này, gia đình tôi trồng 3 ha, cần chuẩn bị 6 vạn hom dứa giống. Chủ động được nguồn cung giống, gia đình tôi có thể trồng rải vụ ở bất cứ thời điểm nào trong năm và tiết kiệm khá nhiều chi phí sản xuất. Nếu không chủ động được nguồn giống, gia đình sẽ phải chi hàng chục triệu đồng mua hom dứa giống.

20240120123807-mg-7358-6908.jpg
Gia đình ông Dương Văn Ngân chủ động được mùa vụ, tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ sẵn nguồn cung giống dứa Queen.

Tương tự, để duy trì diện tích hơn 4 ha trồng dứa, gia đình ông Dương Văn Ngân, thôn Na Mạ, xã Bản Lầu cũng phải chủ động nguồn cung dứa giống vì trên địa bàn không có cơ sở sản xuất, cung ứng giống. Ông Ngân cho biết: Hầu hết người trồng dứa Queen có thể tự chủ động nguồn cung giống vì đây là giống dứa thuần, không có biểu hiện thoái hóa. Chỉ cần biết cách chăm sóc chồi, thu hoạch hom đúng tiêu chuẩn, trồng đúng khoảng cách và chăm sóc, bón phân 2 lần/năm thì dứa có thể đạt trọng lượng từ 800 - 1.000 g/quả, sản lượng đạt trung bình từ 4 - 6 tấn/ha.

"Gia đình lựa chọn giống dứa Queen vì ít sâu bệnh, có thể chủ động nguồn giống, dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình của địa phương. Vụ dứa vừa qua, nhờ thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao nên tôi thu được hơn 200 triệu đồng. Đó là động lực để tôi tiếp tục duy trì diện tích trồng dứa trong những năm tiếp theo”, ông Ngân chia sẻ thêm.

20240120121139-mg-7353-3333.jpg
Giống dứa Queen được nông dân các vùng trồng dứa ưu tiên vì có thể chủ động nguồn cung giống, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình.

Tại xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, nông dân trồng dứa Queen cũng nắm vững kỹ thuật, chủ động nguồn cung giống dứa Queen để phục vụ sản xuất. Anh Tẩn Văn Dũng, thôn Nậm Sưu, xã Bản Phiệt chia sẻ: Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng dứa Queen, chúng tôi tự tin nắm vững kỹ thuật sản xuất, trong đó có kỹ thuật sản xuất giống. Với diện tích 2 ha trồng dứa theo hình thức rải vụ, mỗi năm gia đình tôi có thể thu được 8 - 10 tấn dứa quả và trên 10 vạn chồi để làm hom giống cho các vụ kế tiếp. Không chỉ đảm bảo đủ giống duy trì diện tích đất trồng của gia đình, tôi còn có thể cung ứng dứa giống cho các hộ khác khi họ có nhu cầu.

Ngoài nông dân xã Bản Lầu, Bản Phiệt, hầu hết nông dân trồng dứa Queen trên địa bàn huyện Mường Khương, huyện Bảo Thắng và các địa phương khác trong tỉnh đều có thể chủ động nguồn cung dứa giống để duy trì và mở rộng diện tích trồng dứa trong năm 2024 lên 2.260 ha với số lượng khoảng 44 triệu hom giống (chủ yếu là giống dứa Queen truyền thống). Qua đó, giúp nông dân chủ động mùa vụ sản xuất, mở rộng mô hình sản xuất theo hình thức rải vụ, góp phần tiết kiệm chi phí giống, nâng cao giá trị sản xuất ngành dứa. Phấn đấu năm 2024, sản lượng dứa toàn tỉnh đạt trên 45.000 tấn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

fb yt zl tw