Chống hàng giả trên mạng: Áp dụng công nghệ để phòng ngừa vi phạm

Để chống hàng giả trên không gian mạng, lực lượng Quản lý Thị trường sẽ xây dựng Cơ sở Dữ liệu quản lý địa bàn tập trung, đưa các giải pháp công nghệ áp dụng vào quá trình giám sát, phòng ngừa.

Lãnh đạo Tổng cục trực tiếp chỉ đạo lực lượng Quản lý Thị trường phối hợp với Công an kiểm tra cơ sở kinh doanh vi phạm.

Hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, việc chủ động phát hiện vi phạm trên mạng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website là hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

Vì vậy, việc đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ qua Thương mại Điện tử sẽ là một trong những nội dung trọng tâm, được cơ quan chức năng xác định trong thời gian tới.

Nhận diện các vi phạm

Ngày 4/12, từ thông tin nghiệp vụ về website phoxedien.com có dấu hiệu vi phạm, Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã nhanh chóng truy vết các địa chỉ bán hàng trên trang Thương mại Điện tử này, trong đó tập trung kiểm tra với 10 điểm kinh doanh trên địa bàn 4 tỉnh thành phố Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau 3 ngày kiểm tra, số lượng xe đạp điện có dấu hiệu vi phạm thuộc chuỗi các cửa hàng được giới thiệu trên website phoxedien.com, lực lượng chức năng đã tạm giữ tổng cộng trên 200 chiếc xe các loại có dấu hiệu vi phạm.

Trước đó, ngày 2/11, tại Gia Lai, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp kiểm tra một hộ kinh doanh thường xuyên livestream bán hàng giả, chốt hàng trăm đến hàng nghìn đơn mỗi ngày. Để kiểm tra cơ sở này, lực lượng đã mất hàng ngàn giờ theo dõi các đối tượng livestream bán hàng. Thời điểm kiểm tra, la liệt hàng hiệu giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng được đối tượng đổ đống, ngổn ngang từ khu vực phía ngoài cổng đến kho chứa trữ sâu bên hông khu vực nhà ở.

Kiểm tra xe điện có dấu hiệu vi phạm.

Nói về lĩnh vực này, Thiếu tá Trần Vũ Minh Hải, Phòng 4, Cục A05 cho hay trên không gian mạng đang xuất nhiều nhiều đối tượng bán hàng giả (hàng fake) của các thương hiệu lớn, với các mặt hàng hàng giả chủ yếu như túi, ví, dây lưng, đồng hồ, quần áo, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm… được nhập lậu về Việt Nam và rao bán.

Phương thức chính thường vận chuyển hàng hóa vi phạm qua xe khách liên tỉnh, giao hàng tiết kiệm, Grab… nhưng không ghi địa chỉ người gửi; khai báo không đúng hàng hóa gửi để "qua mặt" lực lượng chức năng.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Thương mại Điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thủ đoạn kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi. Đơn cử, các đối tượng chỉ chạy một link bán hàng trên 50 fanpage khác nhau để kinh doanh, mỗi page chỉ cần bán vài đơn hàng sau đó khóa trang, xóa dấu vết nên ngoài các giải pháp kỹ thuật, cần sự phối hợp của các đơn vị chức năng có liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa các vi phạm.

Xây dựng cơ sở quản lý địa bàn để chống hàng giả

Theo thống kê, doanh số bán lẻ trên Internet năm 2020 tại Việt Nam là 13 tỷ đồng. Đến năm 2022, con số này tăng vọt lên thành 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất Đông Nam Á. Gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online, cao nhất Đông Nam Á với 49,3 triệu người, tương đương 41% tỷ lệ dân số.

Chính sự tiện lợi của phương thức này, nhiều gian thương đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa vi phạm pháp luật.

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường cho biết Thương mại Điện tử phát triển bùng nổ đã và đang tạo ra thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa. Đặc biệt, thời gian gần đây, mạng xã hội Tiktok bùng nổ mạnh mẽ. Người dân từ các địa phương vùng sâu, vùng xa vẫn có thể livestream bán hàng đi cả nước và ngược lại, chưa kể, đây là mạng xã hội xuyên biên giới, cho nên, các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đáng chú ý, đặc trưng riêng của Thương mại Điện tử có bên thứ ba, là các công ty chuyển phát, khác hẳn với thương mại truyền thống là “tiền trao cháo múc” nên theo quy định, xe chuyển phát đã kẹp chì không được mở niêm phong, do vậy, dù có xác định được phương tiện chở hàng cấm, hàng lậu, hàng giả cũng khó xử lý ngay.

“Nhiều vụ việc lực lượng Quản lý Thị trường buộc phải theo xe chuyển phát đến sân bưu cục mới ập vào kiểm tra,” ông Trần Hữu Linh nói.

Xác định chống hàng giả trên Thương mại Điện tử là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, ông Trần Hữu Linh cho hay nhiệm vụ này sẽ được toàn lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ông đề xuất xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro, thống nhất từ Trung ương tới Quản lý Thị trường các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.

Mặt khác, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống hàng giả trên Thương mại Điện tử. Ngoài ra, lực lượng cũng đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thanh, kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng Thương mại Điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lực lượng Quản lý thị trường sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn.

Trong lĩnh vực này, ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại Điện tử đến năm 2025. Đề án nhằm mục tiêu chung là hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động Thương mại Điện tử. Bảo đảm hoạt động Thương mại Điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển Thương mại Điện tử bền vững tại Việt Nam.

Ông Linh cho hay, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường Thương mại Điện tử, lực lượng Quản lý Thị trường đang thay đổi toàn diện phương thức hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Theo đó, ưu tiên phòng ngừa, giám sát, tăng cường kiểm tra đột xuất, chuyên đề, hậu kiểm, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Cùng với đó, tập trung xây dựng lực lượng Quản lý Thị trường tinh nhuệ, chủ động, thống nhất, phản ứng nhanh, liên tục, thông suốt hiệu quả 24/7. Đặc biệt, lực lượng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn tập trung; đưa các giải pháp về công nghệ áp dụng vào quá trình giám sát, phòng ngừa. Tập trung triển khai Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2025 triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 2/7 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp. Điều này không chỉ định vị chuyển đổi số như một trụ cột cốt lõi trong cải cách hành chính mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một hệ thống chính quyền hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần gũi với nhân dân.

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sáng 7/7, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

fb yt zl tw