Chờ đợi khách Trung Quốc hay mở cửa với thị trường mới?

Bài viết trên tờ Bloomberg tin rằng Ấn Độ có thể là động lực mới cho ngành du lịch Đông Nam Á, khi lượng khách từ Trung Quốc đến khu vực này vẫn khá 'nhỏ giọt'.

Trung Quốc từng là nguồn khách quốc tế dồi dào nhất thế giới và Đông Nam Á là một trong những điểm đến hàng đầu của họ. Vào những năm 2000, sự giàu có, thời gian nhàn rỗi và việc nới lỏng các hạn chế đã khiến các chuyến du lịch nước ngoài trở nên phổ biến đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Từ năm 2009 đến 2019, số lượng người Trung Quốc đi du lịch đã tăng từ 47,7 triệu lên 154,63 triệu.

Những vị khách du lịch Trung Quốc đã chi tiêu hào phóng. Năm 2019, người Trung Quốc chiếm 1/5 chi tiêu du lịch quốc tế, tương đương 255 tỷ USD. Ảnh hưởng của khách Trung Quốc đối với Đông Nam Á là rất lớn. Doanh thu từ khách du lịch chiếm 5,7% GDP của Malaysia vào năm 2019 và khách Trung Quốc chiếm 17,8% doanh thu này. Tương tự, 11,4% GDP của Thái Lan được tạo ra từ du lịch, với 28,1% do chi tiêu của người Trung Quốc.

Khách Trung Quốc trên một du thuyền ngoài biển Pattaya, Thái Lan. Nguồn: Pongpat Wongyala/Bangkokpost

Điều đó khiến cho nhiều nước Đông Nam Á tin rằng sự gián đoạn luồng khách Trung Quốc do dịch Covid-19 chỉ là tạm thời, tuy nhiên không phải vậy. Vào năm 2021, khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh trên toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á như tại Thái Lan hay Malaysia. Đến hè năm 2023 sự phục hồi cũng không như mong đợi, khi lượng đặt tour du lịch hè của người Trung Quốc ở mức 30% so với trước đại dịch ở Malaysia và 10% ở Thái Lan.

Có lẽ Đông Nam Á không nên chờ đợi thị trường Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ bùng nổ của những năm 2010. Thứ nhất, những người Trung Quốc trẻ tuổi không còn hứng thú với những chuyến du lịch theo đoàn, từng rất phổ biến trước đây trong các kỳ nghỉ dài. Một cuộc khảo sát gần đây với 2.000 du khách Trung Quốc cho thấy 76% đang tìm kiếm trải nghiệm du lịch “ít người hơn” và ít chịu tác động bởi các bài viết trên mạng xã hội. Thay vào đó, du khách Trung Quốc ngày nay đang tìm kiếm những trải nghiệm “ngách”, giúp họ tiếp cận các điểm tham quan văn hóa độc đáo. Như vậy các bãi biển hay chuỗi cửa hàng đông đúc ở nước ngoài sẽ không còn nhiều hấp dẫn.

Đoàn khách Trung Quốc đến Bali, Indonesia hồi đầu năm 2023. Nguồn: Reuters

Thứ hai, người Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn ở trong nước, đặc biệt là cho hàng hóa xa xỉ. Năm 2019, người Trung Quốc chiếm 35% thị trường xa xỉ toàn cầu, nhưng chỉ 11% giao dịch mua hàng của họ được thực hiện tại Trung Quốc do thuế cao. Vì vậy các cửa hàng sang trọng và cửa hàng miễn thuế ở những nơi như Bangkok, Phuket và Kuala Lumpur đã được hưởng lợi. Nhưng giờ đây chính phủ Trung Quốc đã mở hàng loạt cửa hàng miễn thuế, giúp doanh số bán hàng xa xỉ đang mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc và có thể chiếm gần 90% doanh số bán hàng miễn thuế ở châu Á - Thái Bình Dương trong một vài năm tới.

Chính vì vậy, đã đến lúc Đông Nam Á cần mở rộng nguồn khách du lịch. Trong ngắn hạn, các nước Đông Nam Á chưa thể bù đắp ngay sự thiếu hụt từ khách Trung Quốc. Với thị trường này, ngành du lịch Đông Nam Á vẫn cần thay đổi lại các dịch vụ lưu trú và trải nghiệm, gia tăng kết nối hàng không, nới lỏng thị thực và đẩy mạnh tiếp thị tại Trung Quốc.

Về lâu dài, các nước Đông Nam Á cần mở rộng quảng bá du lịch và tiếp cận các quốc gia đang có tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, như Ấn Độ. Giống Trung Quốc trước đây, Ấn Độ là nơi người dân ngày càng giàu có với sở thích đi du lịch và ngành hàng không đang phát triển. Đầu năm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng Ấn Độ có thể trở thành “Trung Quốc tiếp theo” về du lịch nước ngoài. Vào tháng 5/2023, lượng du khách Ấn Độ đến Singapore đã đông hơn du khách Trung Quốc và con số này đang tăng lên ở các điểm đến khác trong khu vực.

Để khai thác thị trường Ấn Độ, các nước Đông Nam Á cũng cần những bước đi như đã làm với khách Trung Quốc, như nới lỏng chính sách thị thực, tăng liên kết hàng không, hỗ trợ các khách sạn, nhà hàng và điểm tham quan để thay đổi dịch vụ cho phù hợp với khách Ấn Độ. Có thể Ấn Độ sẽ không bù đắp cho sự sụt giảm khách du lịch Trung Quốc, nhưng bằng cách đa dạng hóa nguồn khách, Đông Nam Á sẽ tự thiết lập cho mình một ngành du lịch bền vững hơn.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

fb yt zl tw