Chính thức bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học

Bắt đầu từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ bỏ xét tuyển sớm. Tất cả hình thức xét tuyển đều phải tuân theo lịch chung của Bộ.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025.

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là việc bỏ hình thức xét tuyển sớm, thay vì giới hạn xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu như trong dự thảo, tất cả các phương thức sẽ được xét chung một đợt. Riêng với xét tuyển thẳng vẫn sẽ được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra, nếu xét tuyển bằng kết quả học tập cấp THPT, các trường bắt buộc phải sử dụng kết quả học cả năm lớp 12, đồng thời quy định trọng số tối thiểu 25% của điểm xét tuyển từ kết quả này.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Phạm Hải
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Phạm Hải

Bên cạnh đó, các trường có nhiều phương thức tuyển sinh phải xây dựng quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển tương đương giữa các phương thức và công bố công khai theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Điều này nhằm tránh chênh lệch quá lớn giữa các phương thức xét tuyển, đặc biệt là tình trạng điểm học bạ thấp hơn đáng kể so với điểm thi THPT.

Quy tắc này phải được công bố cùng thời điểm với ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, giúp thí sinh có đủ thông tin để lựa chọn nguyện vọng.

Một điểm mới quan trọng khác là thí sinh không cần chọn mã phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển. Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT sẽ tự động xét tuyển theo phương thức có kết quả cao nhất của thí sinh, giúp giảm tải và tăng cơ hội trúng tuyển.

Từ năm 2025, do chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, Bộ GD-ĐT bỏ giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển đối với mỗi ngành, chương trình đào tạo. Trước đây, mỗi ngành chỉ được sử dụng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu vào, quy chế yêu cầu tổ hợp xét tuyển phải có ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó Toán hoặc Ngữ văn chiếm ít nhất 25% trọng số. Đặc biệt, từ năm 2026, số môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm ít nhất 50% trọng số xét tuyển, đảm bảo tính đồng nhất trong đánh giá năng lực thí sinh.

Với chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển, trong những năm gần đây, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh có nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng lạm dụng chứng chỉ ngoại ngữ làm yếu tố quyết định trúng tuyển. Điều này gây bất lợi cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa do điều kiện tiếp cận chứng chỉ khác nhau.

Do đó, Bộ GD-ĐT quy định rằng các trường vẫn có thể quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm xét tuyển, nhưng số điểm xét không được vượt quá 50%. Quy định này đảm bảo thí sinh có thể tận dụng lợi thế ngoại ngữ, nhưng không gây mất cân bằng so với các thí sinh khác.

Bên cạnh chứng chỉ ngoại ngữ, để đảm bảo công bằng, từ năm 2025, tổng điểm cộng không vượt quá 10% thang điểm xét tuyển (bao gồm điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

Ví dụ, với thang điểm 30, điểm cộng tối đa là 3 điểm. Các trường vẫn có thể áp dụng điểm cộng để xem xét đặc thù của chương trình đào tạo, nhưng không được vượt quá giới hạn này.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/5/2025.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

fb yt zl tw