Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), vùng đặc biệt khó khăn luôn là chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả và làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, những người phụ nữ vùng DTTS và MN đã tận dụng cơ hội được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế.

Luật sư Đặng Thành Chung, Giám đốc Công ty Luật TNHH An Ninh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, những người phụ nữ vùng DTTS và MN đã tận dụng cơ hội được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, để vươn lên làm chủ kinh tế gia đình, làm giàu cho chính mình, tạo đòn bẩy giúp đồng bào từng bước vươn lên, thoát nghèo để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đóng góp vào thành quả phát triển chung của kinh tế đất nước.

Luật sư Đặng Thành Chung, Giám đốc Công ty Luật TNHH An Ninh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

1. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-UBDT về đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất bao gồm:

- Hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

- Hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Tùy vào tình hình quỹ đất sản xuất của địa phương, chính quyền sẽ giao đất sản xuất hoặc được xem xét vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất khi địa phương không bố trí được đất sản xuất.

Ngoài hưởng chính sách về hỗ trợ đất sản xuất thì nhóm dân tộc thiểu số nghèo thuộc nhóm đối tượng trên còn được xem xét, hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác hoặc hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.

2. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi

Theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025, Ngân hàng Chính sách xã hội được giao thực hiện 5 chương trình cho vay gồm: Cho vay hỗ trợ đất ở; nhà ở; đất sản xuất, chuyển đổi nghề; đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo đó, đối tượng vay vốn là hộ nghèo DTTS, hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bên cạnh đó, gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người DTTS cũng thuộc đối tượng được vay vốn theo Nghị định số 28.

Gói chính sách tín dụng theo Nghị định số 28 cũng quy định mức vay tối đa đối với các chương trình:

- Vay hỗ trợ đất ở không quá 50 triệu đồng, với nhà ở không quá 40 triệu đồng và đều hưởng mức lãi suất ưu đãi 3%/năm;

- Vay hỗ trợ đất sản xuất tối đa 77,5 triệu đồng/hộ; vay hỗ trợ chuyển đổi nghề tối đa bằng mức cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo (hiện nay 100 triệu đồng/hộ) với lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo (lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay là 6,6%/năm);

- Vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống. Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án. Lãi suất vay là 3,96%/năm.

- Vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người DTTS. Mức cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng hiện hành theo quy định cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo (hiện nay là 100 triệu đồng/hộ). Mức cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tối đa là 2 tỷ đồng/khách hàng, thời hạn không quá 5 năm - Luật sư cho hay.

3. Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Tại các vùng DTTS và MN, các doanh nghiệp đa phần hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông sản, kinh doanh các ngành nghề liên quan đến bản sắc dân tộc vùng miền, phù hợp với đối tượng lao động nữ. Phụ nữ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống và có vốn để khởi nghiệp. Đặc biệt với các mô hình doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.

Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã xuất hiện nhiều điển hình phát triển kinh tế tại các địa phương, với những mô hình mới, cách làm hay, trong đó phụ nữ DTTS chiếm tỷ lệ cao và đã phát huy được thế mạnh của địa phương, điều kiện kinh tế của từng vùng, miền. Điều này tác động đến nhận thức, giúp chị em tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và MN - luật sư Đặng Thành Chung thông tin.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw