Chính phủ lập đoàn đàm phán với Mỹ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định số 753 ngày 12-4 về việc thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Mỹ.
Theo đó, trưởng đoàn đàm phán là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; phó trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
Xây dựng kịch bản để đàm phán với Mỹ
Thành viên đoàn đàm phán gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; 
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Bá Hoan, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng.
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của đoàn đàm phán, có tổ giúp việc là công chức cấp vụ của Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan. Bộ trưởng Bộ Công Thương, trưởng đoàn đàm phán đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc của đoàn đàm phán và thành viên của tổ giúp việc.
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Tiến hành đàm phán với phía Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Báo cáo Thủ tướng trong quá trình và kết quả đàm phán; đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp, chính sách cần thiết để thực hiện thỏa thuận sau khi được ký kết.
Trước đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc - đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm - đã có chuyến công tác tại Mỹ và có các cuộc làm việc với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick. Theo đó, Việt Nam đạt được thống nhất với Mỹ về việc hai bên sẽ tiến hành tổ chức đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương.
Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ là Bộ trưởng Tài chính
Cùng với việc thống nhất thỏa thuận thương mại song phương, hai bên đã chính thức đồng ý sẽ xem xét đàm phán nội dung về thuế quan, là điều khoản quan trọng nhất của hiệp định này.
Đây là bước đột phá lớn nhất trong suốt những ngày đàm phán căng thẳng vừa qua mà đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam đã đạt được với Chính phủ Mỹ. Trước đó, nội dung về ký hiệp định thương mại song phương mà phía ta đưa ra nhiều lần nhưng Mỹ chưa đồng ý.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cảm ơn Việt Nam đã kịp thời có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ; đánh giá cao hai nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương; cho biết chính quyền Mỹ cử ông làm trưởng đoàn đàm phán với Việt Nam.
Vì vậy, ông Bessent bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ sớm đạt được những giải pháp phù hợp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, cùng có lợi. 
Cùng đó, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick khẳng định hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, cho rằng Việt Nam là nền kinh tế lớn, nhiều tiềm năng, là đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực.
Bộ trưởng Lutnick nhấn mạnh hiện nay Mỹ ưu tiên tái công nghiệp hóa, đưa sản xuất trở lại Mỹ, bảo đảm thương mại công bằng.
Bộ trưởng khẳng định Bộ Thương mại Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để đàm phán, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương, hướng đến một thỏa thuận phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của cả Mỹ và Việt Nam.
(Theo TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw