Chỉ số đổi mới sáng tạo: Thước đo kinh tế - xã hội của địa phương

Bộ KH-CN vừa công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index). Đây là lần đầu tiên, bộ chỉ số này được công bố và bảng xếp hạng đã thể hiện tương đối chính xác hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH-CN và đổi mới sáng tạo của 63 tỉnh, thành phố trong năm 2023.

TPHCM với nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần vào chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương.
TPHCM với nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần vào chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương.

Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Thứ trưởng Bộ KH-CN Hoàng Minh cho biết, năm 2022, Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo đã được xây dựng thử nghiệm với 20 địa phương. Sau khi có kết quả, Chính phủ đã giao Bộ KH-CN triển khai xây dựng Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên phạm vi toàn quốc từ năm 2023. Theo đó, PII được xây dựng bám sát cấu trúc của Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII- Global Innovation Index) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố hàng năm và được Chính phủ sử dụng trong quản lý, điều hành từ năm 2017.

Bộ chỉ số gồm 52 chỉ số thành phần, được xây dựng nhằm phản ánh bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH-CN và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Theo Bộ KH-CN, PII có phạm vi rộng, toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH-CN và đổi mới sáng tạo của các địa phương. Do đó, bộ chỉ số là công cụ để mỗi địa phương soi chiếu chi tiết góc độ ở các khía cạnh “đầu ra, đầu vào”, xác định rõ điểm mạnh, yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Từ tháng 12-2023, chuyên gia quốc tế độc lập (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới giới thiệu) đã tiến hành đánh giá về phương pháp, dữ liệu, kỹ thuật, mô hình tính toán Bộ Chỉ số PII 2023 của Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy, bộ chỉ số đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về mặt thống kê và phương pháp luận. Quy trình tính toán có các bước rõ ràng và theo sát quy trình, dựa trên các thông lệ tốt nhất được Ủy ban châu Âu, Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế khác áp dụng.

Căn cứ khoa học để thực thi chính sách

Theo kết quả được công bố, 10 địa phương đạt Chỉ số PII 2023 cao nhất cả nước (theo thứ tự từ cao đến thấp) gồm: Hà Nội (62,86 điểm), TPHCM (55,85 điểm), Hải Phòng (52,32 điểm), Đà Nẵng (50,70 điểm), Cần Thơ (49,66 điểm), Bắc Ninh (49,20 điểm), Bà Rịa - Vũng Tàu (49,18 điểm), Bình Dương (48,64 điểm), Quảng Ninh (48,03 điểm), Thái Nguyên (47,75 điểm). Địa phương có số điểm thấp nhất, xếp hạng 63 là Cao Bằng (22,18 điểm); trên Cao Bằng là Lai Châu (22,78 điểm), Gia Lai (25,83 điểm), Hà Giang (26,14 điểm)...

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Hoàng Minh, Hà Nội đứng đầu cả nước ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo nhờ dẫn đầu 14/52 chỉ số thành phần. Hà Nội có điểm cao về nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, trong đó có đầu tư cho nhân lực, chi cho nghiên cứu phát triển, số lượng tổ chức khoa học - công nghệ. TPHCM xếp thứ hai, với 12/52 chỉ số thành phần có điểm cao bởi có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạ tầng số; tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển và tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo cao, có một số sản phẩm về tài sản trí tuệ.

Kết quả đánh giá cho thấy sự phù hợp, tương đồng giữa kết quả PII 2023 với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các địa phương thuộc nhóm dẫn đầu là các địa phương có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi (ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ), có ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tập trung nhiều khu công nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển, có hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Ngược lại, thuộc nhóm cuối là các địa phương còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi cho phát triển, ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội (ở các vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc).

Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng, PII là công cụ định lượng mô tả hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH-CN và đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển từng địa phương. “Báo cáo PII 2023 là tài liệu hữu ích, cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo các cấp để ra quyết định, xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy phát triển, cũng như cung cấp thông tin hữu ích về môi trường đầu tư, điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

PII 2023 được xếp hạng theo 6 vùng kinh tế - xã hội. Các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm trung bình cao nhất (45,17 điểm), tiếp đến là các địa phương vùng Đông Nam bộ (44,81 điểm). Các địa phương vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và ĐBSCL có điểm số trung bình sát nhau, lần lượt là 36,96 điểm và 36,36 điểm. Hai vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp gần như nhau, lần lượt là 32,72 điểm và 32,19 điểm. Bộ chỉ số cũng đưa ra tốp các địa phương dẫn đầu từng vùng và phân tích đánh giá theo nhóm thu nhập.

Theo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw