Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam đứng vị trí 67 thế giới

YBĐT - Đó là thông tin đưa ra tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện công tác đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành giao thông vận tải.

Chiều 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện công tác đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành giao thông vận tải.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Đỗ Văn Dự chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước đã có những chuyển biến hết sức rõ nét.

Năm 2015, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tiếp tục được triển khai quyết liệt, công tác cải cách thủ tục hành chính, chất lượng các công trình hạ tầng giao thông, chất lượng dịch vụ vận tải... ngày một tốt hơn; tiến độ thi công các dự án, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp được đẩy nhanh, bảo đảm hoàn thành đúng, vượt tiến độ đề ra. 

Đặc biệt, công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương được tăng cường, có hiệu quả trên tất cả các mặt, nhất là trong việc phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công các dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên.

Lãnh đạo Sở GTVT và một số ngành dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Các báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc trong 5 năm qua (năm 2010 ở vị trí 103).

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tiếp tục được sự quan tâm, vào cuộc của toàn ngành GTVT. Tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế. Năm 2015 là năm thứ hai số người chết vì tai nạn giao thông xuống dưới mức 9.000 người và là năm thứ 18 liên tiếp không để xảy ra tai nạn hàng không.

Phương châm hành động của ngành GTVT năm 2016 là “Chủ động, sáng tạo quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”.

Ngành phấn đấu tăng trưởng bình quân 7-8% về tấn hàng hóa và về lượt hành khách so với năm 2015; hoàn thành kế hoạch thực hiện giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao dự kiến khoảng 81.000 tỷ đồng; phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí từ 5-10% so với năm 2015. Đồng thời hoàn thành cổ phần hóa chuyển đổi  37 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần.

Chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, Bộ trưởng Bộ GTVT, ngành GTVT cần tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, trong đó cần tiếp tục hoàn thiện, thể chế, cơ chế đi kèm với đó là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để quản lý.

Ngành cần tập trung huy động các nguồn lực ngoài xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua từng dự án cụ thể; nâng cao năng lực vận tải đồng thời có các giải pháp tốt hơn trong việc chống ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; thực hiện tốt việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…

Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw