Chặng đường chạm mốc quyền lực vào năm 27 tuổi của ông Kim Jong Un

Khi ông Kim Jong Un nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên ở tuổi 27, thế giới biết rất ít thông tin về ông ngoài việc là con trai út của Chủ tịch quá cố Kim Jong Il.

kim-jong-un-1121.jpg

Tuy nhiên, chỉ trong thập niên qua, từ một vị tướng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm ông Kim Jong Un đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao đầy quyền lực. Ông đã làm được điều mà không một người tiền nhiệm nào có thể làm được, đó là cùng ngồi đàm phán phán với một Tổng thống Mỹ đương nhiệm.

Con đường tới vị trí lãnh đạo tối cao

Theo BBC và Japan Times, ông Kim Jong Un chào đời vào năm 1984, là con trai út trong số 3 con trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó, ông Kim Jong Il.

Khi còn nhỏ, Kim Jong Un sống ẩn mình khỏi sự chú ý của công chúng và thông tin về ông rất ít. Ông Kim Jong Un được cho là theo học tại trường quốc tế Berne ở Gumligen, Thụy Sĩ rồi sau đó tiếp tục học tại Đại học quân sự Kim Nhật Thành từ năm 2002 tới 2007.

kim-jong-un-1122.jpg

Từ khi còn ít tuổi, ông Kim đã bắt đầu đồng hành cùng cha trong hàng loạt hoạt động. Đầu năm 2009, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng ông Kim Jong Un đang được bồi dưỡng để trở thành nhà lãnh đạo tương lai. Cũng trong năm này, ông được đưa vào danh sách ứng viên Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội của Triều Tiên) và tới tháng 4/2009, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban quốc phòng (NDC) đầy quyền lực. Theo hiến pháp Triều Tiên, chức Chủ tịch NDC là chức vụ cao nhất nước này, lúc đó do ông Kim Jong Il nắm giữ.

Tới giữa năm 2009, ông Kim Jong Un được nhắc tới với danh hiệu "Đồng chí tài giỏi" và vào tháng 6, có thông tin cho rằng ông được bổ nhiệm là lãnh đạo Bộ An ninh quốc gia - cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về quản lý chính trị và phản gián. Ông Kim Jong Un được cho là kết hôn với Ri Sol Ju vào năm này.

Tháng 8/2010, khi ông Kim Jong Il thăm Trung Quốc, ông Kim Jong Un đã đi cùng cha. Tháng 9 cùng năm, ông Kim Jong Un được phong hàm tướng 4 sao. Thời điểm bổ nhiệm ông được coi là có ý nghĩa quan trọng vì nó diễn ra trước cuộc họp toàn thể đầu tiên của đảng Lao động Triều Tiên kể từ năm 1980, thời điểm cha ông là Kim Jong Il được chỉ định là người kế vị của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Trong năm tiếp theo, vị trí người kế nhiệm của ông trở nên rõ ràng hơn. Sau khi người cha Kim Jong Il qua đời vào tháng 12/2011, ông Kim Jong Un được tuyên bố là lãnh đạo tối cao của Triều Tiên.

kim-jong-un-1123.jpg

Khẳng định vị thế

Ông Kim Jong Un có bài phát biểu công khai đầu tiên khi Triều Tiên kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành vào 15/4/2012, trong đó ca ngợi học thuyết "quân đội trên hết" và thề rằng thời kỳ Triều Tiên bị đe dọa sẽ "mãi mãi kết thúc".

Dưới thời ông Kim Jong Un, 4 trong số 6 vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên tiến hành đã diễn ra. Năm 2017, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công một quả bom hydro thu nhỏ có thể lắp vào tên lửa tầm xa, song các chuyên gia vẫn chưa thống nhất về mức độ tiến bộ của chương trình này.

kim-jong-un-1124.jpg
Ông Kim Jong Un và Tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump.

Cũng trong năm 2017, Triều Tiên đã phóng một số tên lửa và tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể chạm tới Mỹ. Việc này khiến Triều Tiên phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc, làm căng thẳng với chính quyền của Tổng thống Donald Trump gia tăng, dẫn đến một cuộc khẩu chiến nảy lửa.

Tuy nhiên, điều bất ngờ xảy ra. Ông Kim Jong Un tuyên bố trong bài phát biểu đầu năm mới rằng sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc. Sau tuyên bố trên, một loạt hoạt động ngoại giao, các cuộc gặp cấp cao giữa hai miền Triều Tiên đã diễn ra. Ông Kim Jong Un cũng có chuyến công du nước ngoài đầu tiên, tới Trung Quốc - với tư cách là lãnh đạo Triều Tiên.

Ông cũng cố gắng cải thiện quan hệ với ông Trump và hai nhà lãnh đạo đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp lịch sử lần lượt vào tháng 4/2018 tại Singapore và tháng 3/2019 tại Hà Nội, Việt Nam.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw