Thái Xuân Đăng có niềm đam mê với môn tin học. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Đăng vẫn luôn tìm tòi học hỏi và đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi.
Vừa qua, em Thái Xuân Đăng, học sinh lớp 12 Tin, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Quảng Trị đã đạt được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic Tin học châu Á- Thái Bình Dương năm 2019 do Cộng hòa Liên bang Nga đăng cai.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến với 660 thí sinh thuộc 31 nước và vùng lãnh thổ tham gia, trong đó, em Thái Xuân Đăng là 1 trong 7 thí sinh của đội tuyển Việt Nam giành được huy chương bạc.
Gia đình em Thái Xuân Đăng ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ thuộc diện hộ nghèo. Khi còn học tiểu học, Đăng đã chăm chỉ học hành và có niềm đam mê với môn tin học. Bố mẹ em Đăng luôn hỗ trợ hết mực cho em trong học tập. Hiểu được sự vất vả của người thân, nên Thái Xuân Đăng đã nỗ lực tìm tòi học hỏi và đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi.
Từ đầu năm, Đăng đã dự kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia của Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức và đạt giải nhất môn Tin học. Sau đó, em tiếp tục dự kỳ thi chọn đội tuyển tham dự Olympic khu vực quốc tế.
Ngày 19/5 vừa qua, Xuân Đăng cùng 14 thành viên trong đội tuyển Quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Tin học châu Á-Thái Bình Dương bằng hình thức trực tuyến. Vượt qua hơn 600 thí sinh thuộc 31 nước và vùng lãnh thổ, Thái Xuân Đăng đã và giành được huy chương bạc. Ngoài Xuân Đăng còn có thêm 6 thí sinh trong đội tuyển Quốc gia Việt Nam tham dự Olympic Tin học châu Á-Thái Bình Dương đều đạt huy chương bạc.
Em Thái Xuân Đăng chia sẻ: "Em thấy các bạn ở đội tuyển nước ngoài thực sự rất giỏi nên có phần e dè, nhưng em đã cố gắng hết sức. Cảm xúc sau khi em đạt được thành tích như vậy em thấy rất hạnh phúc, giải thưởng lần này là sự khởi đầu, một bước đệm cho sự nỗ lực của em sau này”.
Với huy chương bạc đạt được tại kỳ thi Olympic Tin học châu Á-Thái Bình Dương năm nay, Xuân Đăng đã đem vinh quang về cho ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị. "Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Trị có một học sinh đạt được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic tin học Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 13 tại Liên bang Nga.
Sau kết quả này, Sở sẽ tham mưu với tỉnh để tổ chức buổi lễ vinh danh cho em Thái Xuân Đăng với kết quả xuất sắc này”, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết.
Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/8, tại xã Hưng Khánh và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Đến nay, huyện Trạm Tấu có 11 xã, 54 thôn, 1 tổ dân phố được thụ hưởng các chính sách từ 10 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS - MN) giai đoạn 2021 - 2023.
Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Văn Yên, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện đã co nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo xã phong Dụ Thượng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Yên Bái đã triển khai 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.
Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.
Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Thời gian qua, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu sổ và miền núi năm 2023, sáng 20/12, tại xã Lâm Thượng (Lục Yên), 40 hộ nghèo trên địa bàn xã đã được trao hỗ trợ máy nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Huyện Lục Yên được giao tổng kinh phí trên 8,1 tỷ đồng thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng - Dự án hỗ trợ trâu cái sinh sản thuộc Dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Giai đoạn 2022-2023, tỉnh Yên Bái đã xây dựng gần 800 ngôi nhà ở và đưa vào sử dụng 15 công trình nước sinh hoạt phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.