Yên Bái đã triển khai 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.
Trong đó, các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Dự án 2 (đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo) có 86 dự án, gồm: 4 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, 82 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng; Tiểu dự án 1 Dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp) có 64 dự án, gồm: 3 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, 61 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng.
Toàn tỉnh đã giải ngân 58.420,8/80.512 triệu đồng vốn được cấp giai đoạn 2021 - 2023, đạt trên 72,5% theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương giao. Số còn lại các địa phương chưa giải ngân trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang thực hiện năm 2024. Hiện các địa phương đang tiến hành các thủ tục hồ sơ mua giống, vật tư và nghiệm thu, thanh quyết toán.
Các dự án đang triển khai đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần đạt được mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo tại địa phương, đẩy mạnh công tác hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, tăng thu nhập cho người dân...
Thời gian tới, Yên Bái tiếp tục tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; thường xuyên rà soát các nội dung các văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện các Chương trình MTQG nhằm kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình và bộ máy giúp việc các cấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành đầu mối các dự án, tiểu dự án và các địa phương triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình; nâng cao năng lực đội ngũ làm giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở...
Được biết, đến hết năm 2023, sau rà soát trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái còn 20.222 hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo 9,16%, giảm 8,91% so với cuối năm 2021 (39.721 hộ); bình quân mỗi năm giảm 4,45%, đạt 135% so với mục tiêu của tỉnh và đạt 148% so với mục tiêu trung ương giao.
Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/8, tại xã Hưng Khánh và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Đến nay, huyện Trạm Tấu có 11 xã, 54 thôn, 1 tổ dân phố được thụ hưởng các chính sách từ 10 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS - MN) giai đoạn 2021 - 2023.
Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Văn Yên, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện đã co nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo xã phong Dụ Thượng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.
Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Thời gian qua, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu sổ và miền núi năm 2023, sáng 20/12, tại xã Lâm Thượng (Lục Yên), 40 hộ nghèo trên địa bàn xã đã được trao hỗ trợ máy nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Huyện Lục Yên được giao tổng kinh phí trên 8,1 tỷ đồng thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng - Dự án hỗ trợ trâu cái sinh sản thuộc Dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Giai đoạn 2022-2023, tỉnh Yên Bái đã xây dựng gần 800 ngôi nhà ở và đưa vào sử dụng 15 công trình nước sinh hoạt phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Yên Bái nằm những địa phương đã có kết quả giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia rất tốt, theo Thông báo kết luận số 521/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.