Hỗ trợ phụ nữ Yên Bái giảm nghèo

Các cấp hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Yên Bái đã giúp đỡ 1.922 hộ có phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo. Đồng thời tiếp tục vận động, tuyên truyền thực hiện Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”.
Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh về công tác này trong nửa nhiệm kỳ qua.
P.V: Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội LHPN tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai công tác hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Hội LHPN tỉnh đã tăng cường chỉ đạo triển khai các cuộc vận động, các phong trào như: "Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”;... tập trung khai thác các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ cho hoạt động đạt hiệu quả; hỗ trợ hội viên phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế với nhiều hình thức như: vận động chị em thực hiện tiết kiệm để giúp nhau về vốn trong phát triển kinh tế; ủy thác tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên... 
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm- Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái
Hội LHPN tỉnh đã tranh thủ vận động các nguồn lực của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ các mô hình sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
Hàng năm, các cấp Hội LHPN đã tiến hành khảo sát, rà soát các hộ có hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn, khảo sát nguyên nhân nghèo để có kế hoạch giúp đỡ. Phong trào "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, hàng năm đã có 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cấp hội giúp đỡ bằng các hình thức khác nhau, như: giúp nhau ngày công lao động, cây, con giống, tiền mặt không lấy lãi, tiếp cận vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, vận động nguồn lực làm nhà "Mái ấm tình thương”.
P.V: Vậy, kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Trong nửa nhiệm kỳ qua, các cấp hội LHPN đã giúp đỡ 1.922 hộ có phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo. Đồng thời tiếp tục vận động, tuyên truyền thực hiện Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. 
Trong nửa nhiệm kỳ qua, đã hỗ trợ nâng cao năng lực cho 867 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh; vận động thành lập mới 25 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp có phụ nữ tham gia quản lý; tiếp tục phát động và triển khai các hội thi "Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp”; đã có trên 60 ý tưởng tham gia cấp tỉnh và Trung ương, hiện nay đang có 2 ý tưởng tham gia dự thi cấp quốc gia. 
Các Phong trào "Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi” được các cấp hội, Hội Nữ doanh nhân tích cực triển khai. Đến nay, toàn tỉnh có trên 7.670 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 200 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm. Điển hình như: Mô hình Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Minh Tiến, xã Y Can (Trấn Yên) do chị Nguyễn Thị Mến làm Giám đốc; Hợp tác xã chế biến kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương do chị Đoàn Thị Lương làm Giám đốc, Hợp tác xã Chế biến nông lâm sản xã Lang Thíp, huyện Văn Yên do chị Vũ Thị Linh Nhâm làm Giám đốc và nhiều hợp tác xã khác. 
Các chị đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm tốt công tác giảm nghèo và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các mô hình đã phát huy các giá trị sản phẩm bản địa, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, thu nhập cao vào sản xuất, từ đó nhân rộng ra địa bàn, tạo sức lan tỏa đến cộng đồng. Hiệu quả của mô hình được cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và người dân đánh giá cao.
P.V: Xin bà cho biết, các cấp Hội LHPN trong tỉnh sẽ tiếp tục tập trung vào những giải pháp gì để thực hiện hiệu quả hơn việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trong thời gian tới?
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phát huy nội lực, dám nghĩ, dám làm, vượt khó vươn lên thoát nghèo và huy động sự tham gia của cộng đồng, đa dạng các hình thức giúp, huy động sự tham gia của các hộ giàu, khá có vốn, có kinh nghiệm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động hộ nghèo tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. 
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc tiếp nhận các nguồn lực để thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thoát nghèo. Hỗ trợ học nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn, giới thiệu việc làm có thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ. 
Duy trì có hiệu quả và nhân rộng mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, tích cực vận động phụ nữ đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giúp chị em tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. 
P.V: Trân trọng cảm ơn bà!
Thu Hạnh (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw