Yên Bái triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách

Năm 2024, Chương trình tín dụng chính sách (TDCS) ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và Chương trình TDCS tại vùng đồng bào DTTS - miền núi được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội (CSXH) tỉnh Yên Bái đang triển khai trên địa bàn toàn tỉnh 17 chương trình TDCS. Năm 2024, tổng dư nợ các chương trình 5.326 tỷ đồng với 86.116 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, số khách hàng là hộ DTTS 57.698 hộ, chiếm 67% số hộ vay vốn, với dư nợ 3.485 tỷ đồng, chiếm 65,4% tổng dư nợ các chương trình trên địa bàn. Trong năm, Ngân hàng CSXH đã cho 19.310 lượt hộ tại 137 xã thuộc vùng đồng bào DTTS - miền núi vay 1.097 tỷ đồng.
Bên cạnh cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh truyền thống như: trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, trong những năm gần đây, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái còn chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp với Hội, đoàn thể làm uỷ thác hướng dẫn người vay đầu tư vốn vào các lĩnh vực mới như: phát triển du lịch cộng đồng ở các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ; sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, phát triển nghề truyền thống…
Cùng với những nỗ lực trong thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác của tỉnh, nguồn vốn TDCS đã góp phần hỗ trợ bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS tại tỉnh Yên Bái xuống còn 6,37%.
Hoài Văn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw