Huyện vùng cao Trạm Tấu “về đích” xóa nhà tạm, nhà dột nát

Triển khai đồng bộ các giải pháp, đa dạng hóa hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ người có công khó khăn về nhà ở sớm được sống trong ngôi nhà an toàn để an cư, lạc nghiệp; đến nay, huyện vùng cao Trạm Tấu đã “về đích” sớm chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động và kế hoạch của tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Trạm Tấu, toàn huyện có 253 nhà làm mới và sửa chữa (trong đó hộ nghèo 246 hộ, hộ cận nghèo 7 hộ), hộ làm mới 225 nhà, hộ sửa chữa 28 nhà. 
Tính đến ngày 8/5/2025, trên địa bàn huyện Trạm Tấu có 253/253 nhà tại 11 xã đã khởi công đạt 100% kế hoạch; số nhà đã hoàn thành 253/253 nhà, đạt 100% kế hoạch. Như vậy, giấc mơ an cư của 253 hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu được hiện thực hóa khi Trạm Tấu "về đích” chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước hơn 1 tháng so với kế hoạch của tỉnh đề ra (kế hoạch của tỉnh Yên Bái là trước ngày 30/6). 
Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch năm 2025 là 14 tỷ 340 triệu đồng (trong đó: hỗ trợ làm mới 225 nhà, kinh phí 13 tỷ 500 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa 28 nhà, kinh phí 840 triệu đồng). Đến nay, Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện các thủ tục rút dự toán tại Kho Bạc Nhà nước để cấp phát cho các hộ dân đạt 11 tỷ 007 triệu đồng, đạt 97%. Trong đó: đợt 1 là trên 4,1 tỷ đồng; đợt 2 là 5,5 tỷ đồng; đợt 3 là 1,7 tỷ đồng. 
Đến ngày 8/5, huyện Trạm Tấu  đã"về đích” xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Để có kết quả này, huyện Trạm Tấu đã thành lập các Tổ công tác xóa nhà tạm, giao cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị làm tổ trưởng. Các tổ này có trách nhiệm phối hợp với xã huy động lực lượng trực tiếp hỗ trợ theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ dân; hàng ngày, báo cáo tiến độ, các khó khăn, vướng mắc với lãnh đạo huyện để có phương án tháo gỡ kịp thời. Cùng với đó, huyện đã phát động hai đợt thi đua là: thi đua khởi công sớm và thi đua hoàn thành sớm. Từ đó tạo động lực để các xã phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. 
Bên cạnh kinh phí hỗ trợ của nhà nước, các xã đã chủ động huy động thêm các nguồn lực, nhân công, vật liệu, đất đai... từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư để hỗ trợ các hộ làm nhà. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà, đã huy động các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp làm nhà cho người dân. 
Huyện cũng tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, từ đó đã tạo sự thay đổi trong nhận thức của các cấp chính quyền, người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về giảm nghèo, khơi dậy ý chí tự giác, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; khơi dậy sự đồng lòng, chia sẻ của cộng đồng với tinh thần "tương thân, tương ái” đối với người nghèo.
Thanh Chi – Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw