Cảnh giác với chiêu “bán xe xịn giá bèo” trên mạng

Đánh vào sự hám rẻ của nhiều người, các đối tượng đã rao bán trên mạng xã hội nhiều loại ôtô, xe máy đắt tiền với giá cực rẻ, thủ tục đơn giản… Khi các “con mồi” bùi tai, đối tượng yêu cầu nạn nhân đóng các khoản phí theo thỏa thuận sau đó chặn liên lạc, chiếm đoạt tài sản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Rao bán xe xịn với giá bèo

Gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện một phương thức lừa đảo mới, các đối tượng đã dụ dỗ “con mồi” là những người ham mua xe giá rẻ. Chúng thường tạo lập các trang fanpage trên mạng xã hội mang tên các cơ quan nhà nước để tạo niềm tin cho nạn nhân như: “Cục Hải quan thanh lý xe”; “Xe thanh lý đợt 1/2023 Hải quan chính ngạch”… Chúng sử dụng những hình ảnh xe, hình ảnh giao dịch mua bán xe từ những trang bán hàng khác hoặc hình ảnh từ các trang báo chí chính thống để đăng tải, tạo “uy tín” để dễ dẫn dụ “con mồi”. Tiếp theo, các đối tượng chạy các chiến dịch quảng cáo (Facebook Ads) để tiếp cận được tối đa số lượng người dùng có nhu cầu mua xe hoặc quan tâm đến thị trường xe.

Những chiếc xe sang có giá rất rẻ được rao bán.

Những chiếc xe sang có giá rất rẻ được rao bán.

Sau khi những người dùng Facebook tương tác các bài viết (bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ…), các đối tượng sẽ gửi tin nhắn thông qua Messenger và hướng dẫn người có nhu cầu mua xe cung cấp số điện thoại để “nhân viên” kết bạn qua phần mềm Zalo, Telegram trao đổi trực tiếp về vấn đề mua xe “vì thông tin xe lách thuế là thông tin nhạy cảm, không thể trả lời công khai trên fanpage”.

Trên một fanpage có tên “Xe thanh lý của Cục Hải quan”, có hàng nghìn người theo dõi. Tại đây các đối tượng đăng tải liên tục những hình ảnh, video về những sản phẩm xe chất lượng nhưng giá bán chỉ bằng 1/3; 2/3 giá trị trường. Như một chiếc xe SH 300i giá bán 65 triệu đồng; xe Toyota giá 300 triệu đồng… Để tăng độ uy tín, các đối tượng còn làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước (bằng photoshop; lấy hình ảnh từ các trang bán hàng uy tín) về việc thanh lý xe hay các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, qua đó dễ dàng đánh vào lòng tham của các “nạn nhân” để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

Tiếp đó, các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chụp căn cước công dân gửi để chúng làm giấy tờ xe (cavet, đăng kiểm, bảo hiểm, biển số...) và xin địa chỉ nhà để giao xe tận nơi trong thời gian 3 - 6 ngày tùy khoảng cách. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu xem xe trực tiếp, chúng sẽ cung cấp một địa chỉ giả để tạo uy tín. Trong cả hai trường hợp trên, các đối tượng đều yêu cầu nạn nhân “đặt cọc” một khoản tiền từ 20 - 100 triệu đồng để “giữ xe” vì “số lượng xe thanh lý rất ít, không cọc là sẽ có khách khác lấy ngay”. Số tiền cọc trên sẽ được trừ vào số tiền mua xe sau khi các khách hàng nhận xe và thanh toán nốt số tiền còn lại.

Sau khi nạn nhân chuyển tiền cọc, cung cấp hình ảnh các giấy tờ cá nhân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, cà vẹt xe cũ…), các đối tượng sẽ lập tức chặn mọi liên lạc với các nạn nhân. Thậm chí trong một vài trường hợp, khoảng 2 - 3 ngày sau, lấy lý do “đợt này Thanh tra Chính phủ đang căng, phải cần thêm một khoản phí để bôi trơn cho công an, đăng kiểm…” để “moi” thêm tiền của các nạn nhân, rồi sau đó biến mất cùng số tiền.

Anh Lê Văn T. (30 tuổi), làm việc tại một công ty may mặc thuộc khu công nghiệp Nam Thăng Long cho biết, anh vừa bị các đối tượng lừa mất 5 triệu đồng. Anh T. kể: “Tôi lướt mạng Facebook có thấy một hội nhóm có đăng tải hình ảnh bán xe khá nhiều. Trên đó có rất nhiều loại xe đẹp, đời mới nhưng giá bán rất rẻ nên tôi đã tò mò vào hỏi. Khi đó tôi muốn mua một chiếc xe Vision cho vợ đi lại, giá bán họ đưa ra rất rẻ và phù hợp với túi tiền. Họ đã... thao túng tâm lý tôi bằng cách cho biết có khá nhiều người liên hệ hỏi mua. Nên muốn “chốt” thì cần đặt cọc nửa số tiền mua xe. Tôi đồng ý, đã chuyển tiền vào tài khoản một người có tên Ngô Văn V. số tiền 5 triệu đồng. Ngay sau khi chuyển khoản thành công 5 triệu đồng của 50% giá họ bán xe là 10 triệu đồng thì họ chặn tài khoản Facebook của tôi. Tôi không biết làm thế nào cả. Kể cho bạn bè, đồng nghiệp nghe, họ nói tôi đã bị lừa”.

Anh T. không phải là nạn nhân duy nhất của “chiêu” lừa mới mẻ này. Có những người trẻ thú thật vì muốn mua xe máy để “có cái mà di chuyển đi làm, đi học” đã sập bẫy lừa “xe xịn giá rẻ”.

Người dân cần đặc biệt cảnh giác với những lời rao bán xe thế này.

Người dân cần đặc biệt cảnh giác với những lời rao bán xe thế này.

Cùng mất tiền oan như anh T. là anh Lê Văn Hiền (Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Anh Hiền cũng bị lừa mất 2 triệu đồng vào tháng 9 vừa qua. “Không hiểu sao mình lại răm rắp nghe lời kẻ lừa đảo, chuyển khoản đặt cọc để mua lại chiếc xe Air Blade. Khi chuyển khoản 2 triệu tiền cọc thì số điện thoại của họ cho đã không liên lạc được, tài khoản Facebook mà chúng tôi nhắn qua nhắn lại về xe, về giá cả cũng “bay màu”. Chỉ đến lúc đó mình mới ngã ngửa là mình bị lừa”, anh Hiền kể lại.

Cũng theo một số nạn nhân, để tạo niềm tin cho người khác, khi trao đổi, kẻ lừa đã cho những địa chỉ trùng khớp với một số điểm cầm đồ khiến không ít người tin sái cổ rằng đó là “người thật việc thật” và sẵn sàng chuyển tiền. Trong nhiều trường hợp, vì tâm lý xấu hổ, sợ người thân quở trách, bạn bè trêu chọc hay vì số tiền mất không quá lớn nên các nạn nhân thường chọn cách im lặng, không dám trình báo cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc thu hồi tài sản bị mất gặp rất nhiều khó khăn vì các đối tượng hoạt động trên môi trường không gian mạng, địa bàn hoạt động không cố định, có xu hướng tẩu tán tài sản phạm pháp ngay sau khi thực hiện xong hành vi của mình. Đây cũng là lý do dẫn đến hành vi phạm pháp trên có xu hướng gia tăng trong tình hình hiện nay.

Liên tục bắt giữ và xử lý

Trước tình trạng người dân liên tục bị lừa đảo bằng hình thức bán xe giá rẻ, cơ quan công an đã liên tục bắt giữ các đối tượng lừa đảo thời gian vừa qua. Vào ngày 30/3/2023, Công an huyện Duy Xuyên, Quảng Nam cho biết, cơ quan này đã khởi tố bị can đối với Hứa Văn Tịnh, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Nguyễn Hiếu, xã Duy Phước, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra, hai người lập nhiều tài khoản xã hội chạy quảng cáo các bài viết rao bán xe máy đắt tiền với giá rẻ. Khi có người liên hệ, các nghi can yêu cầu chuyển khoản tiền đặt cọc 20% giá trị xe máy và nhiều khoản phí khác. Khi nhận được tiền, chúng chặn liên lạc. Tài khoản ngân hàng và điện thoại sử dụng trong các cuộc lừa tiền đều không chính chủ. Căn cứ sao kê 10 tài khoản ngân hàng của đường dây này, nhà chức trách xác định từ năm 2022 đến nay, các bị can đã lừa hàng trăm người ở nhiều tỉnh thành, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng.

Trước đó vào ngày 3/1/2022, Công an huyện Duy Xuyên cũng tạm giữ hình sự 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt lên đến 10 tỷ đồng. Theo Công an huyện Duy Xuyên, qua công tác theo dõi, nắm tình hình, Công an huyện phát hiện tình trạng một số tài khoản Zalo, Facebook đăng tải nhiều bài viết về rao bán xe máy đắt tiền với giá rẻ và dịch vụ cho vay online không thế chấp, thủ tục đơn giản, giải ngân trong ngày, rồi yêu cầu người mua đóng các khoản phí theo thỏa thuận, sau đó chặn liên lạc với nạn nhân.

Các đối tượng từ trái sang Huỳnh Bá Thành, Nguyễn Đức Thiên An và Trương Đức Mạnh tại cơ quan Công an.

Các đối tượng từ trái sang Huỳnh Bá Thành, Nguyễn Đức Thiên An và Trương Đức Mạnh tại cơ quan Công an.

Khoảng 15h ngày 30/12/2021, tại một ngôi nhà 3 tầng thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An, Công an huyện Duy Xuyên phối hợp với Công an phường Cẩm An tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng gồm Huỳnh Bá Thành (sinh năm 1998, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), Nguyễn Đức Thiên An (sinh năm 1999, trú xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) và Trương Đức Mạnh (sinh năm 2000, trú xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).

Đây là các đối tượng trong đường dây chuyên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn rao bán xe máy đắt tiền với giá rẻ và giả mạo công ty tài chính để cho vay online nhằm chiếm đoạt các khoản phí. Trong đó Thành và An từng có tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Xác định đây là nơi các đối tượng đã thuê để thực hiện hoạt động phạm tội, lực lượng công an tiến hành khám xét khẩn cấp tại đây phát hiện và thu giữ một bộ máy tính bàn, 9 điện thoại di động, 3 thẻ ATM cùng nhiều sim điện thoại (sim rác).

Dựa trên lời khai của các đối tượng và kết quả sao kê 10 tài khoản ngân hàng mà đường dây tội phạm đã sử dụng, lực lượng công an xác định, từ đầu năm 2020 đến nay, số tiền mà các đối tượng đã chiếm đoạt của hàng trăm bị hại ở nhiều tỉnh, thành trong nước lên đến 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, qua điều tra, lực lượng công an phát hiện các đối tượng còn giúp sức “rửa tiền bẩn” và bán tài khoản ngân hàng cho nhiều đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ở nhiều tỉnh, thành phố để hưởng hoa hồng từ 8-20%.

Cùng với thủ đoạn tương tự, tháng 6/2023 vừa qua, một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook để chiếm đoạt tài sản đã bị công an tỉnh Lào Cai bắt giữ. Các nạn nhân thuộc nhiều tỉnh thành, trên cả nước. Trước đó, từ tháng 12/2022, nhóm đối tượng thay nhau sử dụng một tài khoản “Phạm Tuấn” để đăng tải các thông tin, hình ảnh bán các loại xe máy giá rẻ. Sau khi thỏa thuận giá cả, các đối tượng yêu cầu khách hàng chuyển tiền đặt cọc. Nhận được tiền đặt cọc rồi, chúng tiếp tục sử dụng hình ảnh giả mạo đang gửi xe hoặc làm thủ tục tại cơ quan Công an để khách hàng tin tưởng, tiếp tục chuyển tiền. Khi người mua chuyển thêm tiền, đối tượng sẽ chặn mọi liên lạc với người mua xe để chiếm đoạt. Các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 19 người với tổng số tiền 82,2 triệu đồng.

Nói về vấn đề này Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc - Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật TP. Hà Nội) cho rằng, để tránh mắc bẫy lừa mọi người cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo để suy xét kỹ càng bởi không có cơ quan nhà nước hay cá nhân nào được phép thanh lý xe nhập lậu, trốn thuế, giá rẻ như thông tin trang các trang mạng xã hội.

“Tất cả các tài sản, tang vật vi phạm bị cơ quan chức năng bắt giữ đều được bán đấu giá thông qua các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ sử dụng các trang web chính thống có tên miền đuôi gov.vn; người dân cần lưu ý chọn đúng trang web chính thống để đọc thông tin, tránh đọc thông tin từ những trang web giả mạo. Trong trường hợp bị lừa đảo, người dân hãy đến cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ. Thông tin do người dân cung cấp là nguồn tài liệu quý giá để cơ quan chức năng có căn cứ truy bắt, xử lý các đối tượng lừa đảo”, luật sư Tuấn cho biết thêm.

Theo Công an Nhân dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, giả nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục xuất hiện với quy mô lớn và ngày càng tinh vi, khiến công tác đấu tranh gặp không ít khó khăn.

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán. Giới chuyên gia nhìn nhận, những vụ lừa đảo diễn ra ngày càng tinh vi, chiếm đoạt số tiền càng lớn, trong đó nhiều nạn nhân mất từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.

Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Sau một buổi nhận định về hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát, chiều nay (11/4), HĐXX tuyên án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Văn Bàn: Xử lý 17 cán bộ, đảng viên trong hơi thở có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Văn Bàn: Xử lý 17 cán bộ, đảng viên trong hơi thở có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Trong quý I năm 2024, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an huyện Văn Bàn đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh, huyện bố trí 748 lượt cán bộ, chiến sỹ tuần tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý 433 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tăng 203 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. 

Hàng loạt người nổi tiếng bị hack kênh youtube

Hàng loạt người nổi tiếng bị hack kênh youtube

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT), diễn biến đáng chú ý về cảnh báo an toàn trên không gian mạng tuần qua là việc hàng loạt người nổi tiếng bị hack kênh youtube. Tiếp theo là rầm rộ trở lại chiêu lừa đảo mạo danh VTV tổ chức cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc yêu thương mẹ và bé”, lừa đảo đăng ký

Tạm giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tạo mã thanh toán QR giả qua điện thoại

Tạm giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tạo mã thanh toán QR giả qua điện thoại

Chiều 7/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Lào Cai đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Hạ Thị Ngọc (sinh năm 2002, thường trú tại thôn Đông, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tạo hóa đơn giả qua điện thoại để mua hàng.

fb yt zl tw