Cần đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?

Tham gia bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng lương hưu tối đa là vấn đề nhiều người lao động quan tâm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cần đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa? ảnh 1

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cả nước có khoảng 3,4 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng. Trong đó có hơn 1 triệu người nhận lương hưu do ngân sách nhà nước đảm bảo, với mức lương bình quân 4,6 triệu đồng/người/tháng. Hơn 2,3 triệu người nhận lương hưu do quỹ BHXH đảm bảo, với mức bình quân 5,6 triệu đồng/người/tháng. Từ ngày 1/7, lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng bình quân 12%

Mức lương hưu cao hay thấp phụ thuộc vào mức đóng và thời gian tham gia BHXH.

Theo quy định, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tỉ lệ hưởng lương hưu (từ năm 2022) như sau:

Đối với lao động nam nghỉ hưu, cứ 20 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với lao động nữ nghỉ hưu, cứ 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, từ năm 2022 trở đi, lao động nam đủ điều kiện về hưu có tối thiểu 20 năm tham gia BHXH là có thể hưởng lương hưu, còn lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần có tối thiểu 15 năm đóng BHXH là có thể nhận mức lương hưu 45%.

Theo quy định trên, cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa như sau: từ năm 2022, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, là mức lương hưu tối đa. Lao động nữ đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Trong khi đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH năm 2014, cụ thể:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng trước khi nghỉ hưu như sau:

Tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014.

Cách tính lương hưu khi lạm phát như thế nào?

Theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh tiền lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội (tức là điều chỉnh tiền lương hưu khi lạm phát).

Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương hưu (tăng lương hưu) cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Hiện nay, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2021.

Tạp chí điện tử Người Đưa Tin null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Định danh biển số: Dân buôn xe máy cũ nói gì?

Định danh biển số: Dân buôn xe máy cũ nói gì?

Biển số định danh là phương thức quản lý tích cực dựa trên nền tảng số hóa, quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh tín hiệu tích cực thì những rắc rối, vướng mắc có thể phát sinh từ biển số định danh.

Xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh niên trên không gian mạng

Xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh niên trên không gian mạng

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Trước những tác động đó, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh niên trên không gian mạng.

Nhảy việc: Đừng sống theo trào lưu

Nhảy việc: Đừng sống theo trào lưu

Khoảng thời gian này, không ít kế hoạch cho mùa lễ hội cuối năm được nhiều bạn trẻ chia sẻ trong các hội nhóm gen Z trên mạng xã hội. Và câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng chưa bao giờ “hạ nhiệt” là khoảng nghỉ trong sự nghiệp hay nhảy việc được nhiều bạn trẻ bày tỏ quan điểm.

Lao động hợp đồng có được phụ cấp công vụ?

Lao động hợp đồng có được phụ cấp công vụ?

Ông Ngô Minh Việt (Lào Cai) là lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, làm công việc lái xe tại Sở. Nay cơ quan đang chuyển đổi cho ông sang diện hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP để hưởng hệ số lương. Ông Việt hỏi, nếu sang hưởng hệ số lương thì ông có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Lợi dụng văn học, nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá đất nước

Lợi dụng văn học, nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá đất nước

Văn học, nghệ thuật là một trong những nguồn lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Nhận thấy sức mạnh to lớn đó, thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng dùng mọi thủ đoạn để lợi dụng, biến văn học, nghệ thuật thành công cụ đắc lực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cảnh giác, tỉnh táo nhận diện để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Đề xuất mở rộng đối tượng áp dụng luật căn cước với người không quốc tịch ở Việt Nam

Đề xuất mở rộng đối tượng áp dụng luật căn cước với người không quốc tịch ở Việt Nam

Hiện nay, vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về tên của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Để rộng đường dư luận, Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội  có bài viết góp ý Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

fb yt zl tw