Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Tham gia thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật quy định về các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động bảo vệ đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, việc xây dựng luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động , nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động dịch vụ, hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa..., đồng thời bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình về dự án luật.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính trong đề nghị xây dựng luật đã được Chính phủ thông qua, bao gồm:

Chính sách 1 về hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia), di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và hoạt động bảo tàng;

Chính sách 2 về nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương;

Chính sách 3 về tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật.

Đồng thời, tập trung rà soát các chính sách, nhất là chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chính sách xã hội hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực… để bảo đảm cụ thể, minh bạch, hiệu quả và khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật…

Đối với nội dung về hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Thường trực Ủy ban nhận thấy, quy định về hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là cần thiết nhưng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bảo đảm phù hợp, đầy đủ, thống nhất và khả thi.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với tinh thần kiến tạo phát triển

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận dự án Luật được soạn thảo công phu, nghiêm túc, nội dung cơ bản thể chế hóa chủ trương của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa nói riêng, nhất là sau khi tổng kết 80 năm và Hội nghị văn hóa, Diễn đàn văn hóa được tổ chức công phu.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng đến nay, dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tới; bày tỏ kỳ vọng sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cơ bản tán thành các nội dung thẩm tra và ý kiến góp ý về chính sách Nhà nước về di sản văn hóa tại Điều 7 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy; mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật, với tinh thần kiến tạo phát triển.

Quang cảnh phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét, bổ sung chủ trương, chiến lược về công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa, chuyển đổi số văn hóa, số hóa di sản văn hóa, hợp tác công tư, kinh tế văn hóa… Đồng thời, nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…

Về bố cục và nội dung, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề có cần thiết tách chương riêng (Chương 4 dự thảo Luật) về bảo vệ, phát huy giá trị tư liệu hay không, bởi di sản tư liệu chính là di sản văn hóa vật thể như di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… hiện được bảo quản lưu trữ tại các viện bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ và lưu trữ tại nơi gắn với di tích như đền, chùa, đình làng…

Theo Chủ tịch Quốc hội, những di sản này đều đã có quy định, quy trình quản lý, nếu có chương riêng quy định thì sẽ chồng lấn với các quy định khác. Do đó, Chủ tịch Quốc hội gợi ý xem xét để quy định trong Chương 3 dự thảo Luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời nên bổ sung trong giải thích từ ngữ khái niệm “hiện vật có giá trị đặc biệt”.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với các luật trong hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Trong bối cảnh đất nước tiến hành cuộc cải cách tổ chức bộ máy lớn nhất trong nhiều thập kỷ, việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái đang hiện hữu như một dấu mốc lịch sử. Chủ trương này không nhằm vì lợi ích của một vùng, địa phương mà là quyết sách quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước. Với quyết tâm chính trị rất cao, Lào Cai - Yên Bái sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới với tâm thế vững vàng, cùng cả nước vươn mình mạnh mẽ.

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

Ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (sau sắp xếp) như sau:

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 1299/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Nghị quyết số 1316/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (sau sắp xếp) như sau:

Phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Tại lễ công bố các quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Lào Cai điện tử đăng toàn văn nội dung bài phát biểu này. 

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh Lào Cai mới về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

Sáng 30/6, cùng với các địa phương trong cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai mới trọng thể tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; thành lập các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai mới...

fb yt zl tw