Cá nướng 2 lửa, món ngon vùng Nghĩa Đô

LCĐT - Để có những mẻ cá nướng thơm ngon, đồng bào Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên thường chọn nguyên liệu là cá tự nhiên từ sông, suối, ao, hồ. Đó là các loại cá chép, cá trôi, cá trắm vừa béo, vừa nhiều thịt với trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Khi bắt về, cá được mổ, làm sạch vảy, xẻ đôi mình rồi thái ngang thớ tạo ra những miếng dày chừng 5 - 7 cm, dài chừng 15 - 20 cm (tùy trọng lượng của cá).

Sau khi thái khúc, cá để ráo nước sau đó mới trộn gia vị. Gia vị để ướp cá gồm hạt mắc khén, hạt dổi, muối, lá gừng, củ sả, các loại lá rau thơm trong vườn nhà. Tất cả được giã nhuyễn rồi ướp với miếng cá chừng 20 phút cho gia vị ngấm đều. Dùng que tre nhỏ, vót nhọn một đầu xiên dọc miếng cá để tạo bề mặt thẳng cho miếng cá. Sau đó dùng hai kẹp tre kẹp các xiên cá thành một kẹp cá lớn để nướng.

Dư vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo của món cá nướng hai lửa níu chân du khách phương xa.
Dư vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo của món cá nướng hai lửa níu chân du khách phương xa. 

Muốn cá nướng được đều và ngon, nhất định phải có than hồng. Điểm khác biệt ở món ăn này so với các món cá nướng khác là nướng hai lần lửa. Lần thứ nhất, các kẹp cá được ghé hong cạnh bếp lửa, không quá gần, không quá nhiều than. Lần này, cốt chỉ để cho bề mặt cá khô và vừa chín tới. Sau đó, các xiên cá để nguyên trong kẹp tre, có thể để trên gác bếp cao cho có vị khói, giữ được độ nóng hoặc cất trong rổ tre, đậy lá chuối bên trên.

Lần nướng thứ hai sẽ quyết định độ chín, thơm ngon của cá vì lần này cá sẽ được nướng gần bữa ăn. Kẹp cá được mang ra nướng lần hai trên than hồng bên bếp lửa. Ở lần nướng này, người nướng cá chú ý không để cá quá gần than tránh cá bị cháy mà để xiên cá nóng dần, vàng dần và chín kỹ ở phía trong.

Cá nướng hai lửa khi chín bề ngoài có màu vàng, da cá giòn, thịt cá bên trong có màu trắng tự nhiên theo kiểu “nanh vỏ trắng lòng”. Khi thưởng thức, cá nướng hai lửa có độ thơm ngon, thịt dai chắc, có mùi vị tổng hòa của các loại gia vị trong tự nhiên. Người thưởng thức có cảm giác ngon miệng từ vị thơm của cá, vị cay nồng của gia vị, vị ngai ngái của khói bếp, độ giòn của da cá.

Món ăn này thưởng thức ngon nhất khi còn nóng, rất hợp khi ăn với cơm nóng và chấm với muối ớt trộn với củ gừng. Bốn mùa trong năm, đồng bào Tày ở Nghĩa Đô đều xuống suối bắt cá để chế biến món cá nướng hai lửa. Món ăn này có sự tổng hòa giữa cá và các loại gia vị của núi rừng, trong vườn nhà, thể hiện sự khéo léo của người chế biến. Đồng thời, món ăn này nhờ nướng hai lửa nên giữ được vị thơm ngon trong nhiều ngày.

Dừng chân ở các bản Tày bình yên, thơ mộng trong chuyến khám phá du lịch cộng đồng Nghĩa Đô, bên bếp lửa hồng trên căn nhà sàn truyền thống, đồng bào Tày chế biến món cá nướng hai lửa để mời khách thưởng thức như để giới thiệu cho người phương xa dư vị ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw