Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai:

Bước đầu khôi phục sản xuất cá giống sau bão lũ

Sản xuất các loại giống cá đặc sản có giá trị cao kết hợp sản xuất giống thông thường là giải pháp đang được Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai triển khai để phục hồi sản xuất giống.

0:00 / 0:00
0:00

Do ảnh hưởng bão số 3, tháng 9/2024, các ao nuôi cá giống của Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát bị thiệt hại lớn, nước trong ao bị ô nhiễm, tường, kè ao bị đổ sập... Hàng triệu cá giống, cá bảo tồn của Trại giống thủy sản Quang Kim đã bị cuốn theo nước lũ. Sau 6 tháng, đến nay, hoạt động sản xuất đã bắt đầu trở lại nhưng vẫn gặp không ít khó khăn. Trang thiết bị, công trình phục vụ sản xuất xuống cấp, hư hỏng. Đặc biệt, tư liệu sản xuất, những cặp cá bố mẹ thuần chủng không còn con nào.

baolaocai-br_z6493677953614-3aafcd655c58e4a4d43ad854b2345346.jpg
baolaocai-br_z6493678067467-072d926d4dbc3ceba8c433e50e5ce496.jpg
Trại giống thủy sản Quang Kim đã bước đầu được khắc phục sau lũ để sản xuất giống cho thị trường.

Ông Vũ Đình Hòa, Trại trưởng Trại giống thủy sản Quang Kim (Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai) cho hay: Khắc phục ở trên bờ dễ hơn khắc phục dưới ao. Khu vực này, gia đình nào cũng bị ảnh hưởng do mưa lũ nên muốn thuê người tại địa phương để khôi phục cũng khó. Vì vậy, đơn vị chủ yếu huy động cán bộ của Trung tâm và số ít lao động bên ngoài để tái hoạt động các ao nuôi.

Cũng theo ông Hòa, toàn bộ việc nạo vét bùn, khử khuẩn các ao phải làm thủ công, bởi máy xúc không thể đưa xuống lòng ao. Mặt khác, phải có nước để hút bùn loãng sẽ nhanh hơn để bùn khô, khó xúc dọn.

baolaocai-br_z6493678183941-eaa0435388e5aa3547bb9df70e73a351.jpg
Cá rô phi, cá chép, cá trắm là các giống mà trung tâm bước đầu sản xuất lại được.

Sau khi khôi phục 32 ao nuôi cá, Trung tâm bắt tay ngay vào sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là sản xuất giống thế nào khi không còn các cặp cá bố mẹ? Theo ông Vũ Đình Hòa, để giải quyết vấn đề này, trại đang tái cơ cấu đàn, hiện đã sưu tập được 200 cá chép bố mẹ và nhiều cặp rô phi, lăng, nheo bố mẹ để gây giống, phục vụ nhu cầu phát triển thủy sản trong vùng.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Trung tâm đã tập trung ương nuôi 3 giống cá gồm trắm, rô, chép để phục vụ nhu cầu phát triển thủy sản của bà con trên địa bàn trong vụ xuân. Kết quả, có khoảng 50 vạn con giống đã được sản xuất và giao tới tay khách hàng, bằng 1/5 lượng giống cung cấp cho thị trường so với cùng kỳ năm 2024. "Trung tâm đang phát huy tối ưu khả năng sản xuất của trại vì nhận định thị trường miền Bắc đang "cháy" con giống sau mưa lũ, trong đó tập trung sản xuất giống thủy sản có giá trị cao", ông Vũ Đình Hòa chia sẻ.

Từ nghiên cứu và đề xuất của các kỹ sư thủy sản, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai khôi phục trại sản xuất cá giống bằng việc sản xuất cá đặc sản, có giá trị cao như: Cá lăng, cá bỗng... Vì diện tích của trại nhỏ, ít nước nên nuôi cá truyền thống hiệu quả sẽ không cao bằng những loại cá đặc sản. “Giá cá truyền thống thấp, giá cám lại cao, vì vậy, tôi nghĩ phải tìm hướng đi mới để đưa hoạt động của trại sớm ổn định trở lại. Ví dụ cá rô phi chỉ khoảng 35 nghìn đồng/kg, trong khi cá đặc sản có thể bán 500 - 700 nghìn đồng/kg”, ông Vũ Đình Hòa nói.

Tuy nhiên, hiện nay, ngoài khó khăn về nguồn vốn thì nguồn giống cá đặc sản cũng không có sẵn. Các cán bộ của Trại giống thủy sản phải thu thập cá từ các nguồn ở Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La..., sau đó phân loại để tiến hành ương nuôi ở ao, đồng thời lấy nguồn lai tạo. Về năng lực của cán bộ, hiện Trại giống thủy sản Quang Kim có 3 kỹ sư chuyên ngành với trên 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này nên có thể thực hiện kế hoạch sản xuất giống cá đặc sản.

baolaocai-br_z6493677788397-4ac4f8279bf840728f5a340740c0f9f6.jpg
Trung tâm đã bắt đầu nghiên cứu về cá đặc sản.
baolaocai-br_z6493677921416-3061eae23caf8416bf0a79fcfec2e316.jpg
Việc sản xuất giống cá đặc sản thành công sẽ giúp Trại giống thủy sản Quang Kim sớm phục hồi và phát triển.

Ông Hà Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai cho rằng, khó khăn hiện nay là cơ sở vật chất chưa được đầu tư phù hợp với yêu cầu mới của công tác nghiên cứu và sản xuất giống. Một số hạ tầng đã xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa, thay thế, ví dụ như các kho xưởng, tường rào tại các trại trực thuộc đã bị sạt lở, hệ thống đường nước... Khó khăn khác là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất giống đang tạo áp lực về quy mô và diện tích sản xuất, trong khi đơn vị không được vay vốn từ bất kỳ nguồn nào của ngân hàng.

Trước mắt, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai duy trì chăm sóc và chọn lọc đàn cá chép bố mẹ, cá chép hậu bị; chăm sóc, thuần hóa một số loài thủy sản mới có giá trị kinh tế để phục vụ công tác nghiên cứu, đa dạng loài thủy sản nhằm góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw