Bộ Tư pháp thông tin về đề xuất cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Theo Dự thảo Nghị quyết về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương đang thiếu giáo viên giảng dạy các môn Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ, Nghệ thuật cấp tiểu học, trung học cơ sở được tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để trở thành giáo viên dạy các môn học này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Bộ Tư pháp, cần có các giải pháp căn cơ để giải quyết trình trạng thiếu giáo viên dạy các môn học mới tại một số địa phương, với thời gian, đối tượng và môn học theo tình hình thực tế.

Dự thảo Nghị quyết về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội, trong bối cảnh công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học đối với ngành sư phạm chưa đáp ứng được nguồn giáo viên.

Nhiều địa phương thiếu giáo viên môn Tin học.

Tại phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết ngày 25/6, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã cơ bản nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết giải quyết tình trạng thiếu giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng để đề xuất các giải pháp mang tính căn cơ, nhằm giải quyết trình trạng thiếu giáo viên có trình độ cử nhân giảng dạy hiện nay; đánh giá cụ thể, chỉ áp dụng đối với các địa bàn thực sự thiếu, không thể tuyển dụng được giáo viên có trình độ cử nhân, để tránh lạm dụng, trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, nhiều địa phương đã có cơ chế riêng thu hút giáo viên giảng dạy các cấp, do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cân nhắc chỉ cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng giảng dạy tại một số địa phương với thời gian, đối tượng và môn học theo tình hình thực tế, tránh làm giảm chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc thay đổi hình thức văn bản thành Nghị quyết thí điểm; nghiên cứu việc xây dựng chính sách thu hút tuyển dụng đối với cả cơ sở giáo dục ngoài công lập; rà soát nội dung dự thảo Luật với các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước...

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyện bên lề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyện bên lề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã khép lại với nhiều câu chuyện xúc động. Đó là hình ảnh bố mẹ đồng hành với con trên chiếc xe lăn để đến điểm thi; những thanh niên tình nguyện không quản nắng mưa tiếp sức mùa thi; những thí sinh nén cơn đau vì bệnh để viết tiếp ước mơ của 12 năm học; là những chiến sĩ công an căng mình đảm bảo an ninh, trật tự, hay những suất cơm 0 đồng chứa đựng yêu thương gửi tới các sĩ tử…

Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Sáng nay (27/6), cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, các thí sinh của Lào Cai chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Buổi sáng, thí sinh thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận (thời gian làm bài 120 phút). Theo đăng ký, đối với môn thi này, toàn tỉnh có 8.328 thí sinh dự thi. Tuy nhiên, sáng 27/6 có 8.302 thí sinh tham gia thi (đạt 99,68%), 26 thí sinh vắng thi.

63 tổ, chốt đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

63 tổ, chốt đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và công an các huyện, thị xã thành phố phối hợp với các đơn vị trong, ngoài ngành triển khai các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

fb yt zl tw