Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025

Trong hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025, Bộ TT&TT một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu của chuyển đổi số.

2.jpg

Chuyển đổi số quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực

Năm 2025 sẽ là năm thứ 5 Việt Nam triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra trong ‘Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2020.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định tầm nhìn "Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp".

Trong hơn 4 năm Chương trình chuyển đổi số quốc gia được triển khai, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số: “Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người trong quá trình phát triển chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nhất là trong cuộc sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp”.

3.jpg
Sự tăng trưởng mạnh của chỉ số thành phần về hạ tầng số đã có đóng góp lớn để Việt Nam cải thiện thứ hạng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, theo EGDI 2024.

Đáng chú ý, riêng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử - EGDI năm 2024 mới được Liên Hợp Quốc công bố, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 86 lên xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, lần đầu tiên có tên trong nhóm nước có chỉ số Chính phủ điện tử đạt mức rất cao. Đây cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên Hợp Quốc vào năm 2003 cho đến nay.

Đảm bảo người dân được thụ hưởng các thành quả chuyển đổi số

Với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, nhằm tiếp tục thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược, đề án liên quan trong năm tới, Bộ TT&TT vừa có hướng dẫn các bộ, tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025.

Cụ thể, trong nội dung hướng dẫn, Bộ TT&TT đã nêu rõ các yêu cầu chung, một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và đặc biệt là cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương khung kế hoạch chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh năm 2025’ để các bộ, tỉnh thuận tiện trong xây dựng và triển khai công tác chuyển đổi số năm tới.

Về yêu cầu, Bộ TT&TT hướng dẫn, kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện trong thực hiện kế hoạch năm 2024, giai đoạn 2021- 2024; bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.

Đồng thời, phải quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và Đề án 06 cùng các chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương đến hết năm 2025.

4.jpg
Bộ TT&TT nhấn mạnh quan điểm người dân, doanh nghiệp phải được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của các bộ, ngành, địa phương phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của chuyển đổi số, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”; gắn kết chặt chẽ với hoạt động cải cách quy trình, thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước...

Bộ TT&TT cũng lưu ý, các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đặt ra phải thiết thực, bám sát thực tiễn, điều kiện thực tế, có tính đột phá. Các mục tiêu cần rõ ràng, định lượng, có tính khả thi, rõ phương pháp đánh giá, đo lường kết quả; gắn liền với thực hiện mục tiêu theo kế hoạch 5 năm của bộ, ngành, địa phương và của quốc gia.

Cùng với đó, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 phải gắn liền với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; gắn liền với bố trí nguồn lực thực thi phù hợp; bám sát thực tiễn, bám sát các quan điểm, định hướng và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm chuyển đổi số, có tính đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo công tác tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ chuyển đối số phải cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm; phải đảm bảo phù hợp khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Đối với nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, tỉnh năm 2025, Bộ TT&TT điểm ra 9 nhóm chính kèm hướng dẫn cụ thể nội dung của từng nhóm nhiệm vụ, bao gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số; thể chế, chính sách số; hạ tầng số; nhân lực số; phát triển dữ liệu số; an toàn thông tin mạng; chính phủ số; kinh tế số và xã hội số; nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin.

Đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và khả thi khi xác định các nhiệm vụ triển khai, Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của bộ, tỉnh mình trước ngày 30/10.

Ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào phương pháp tiếp cận và bài học kinh nghiệm triển khai thành công Đề án 06, mỗi bộ, tỉnh nghiên cứu tìm ra mũi đột phá cho mình, xây dựng 1 đề án về chuyển đổi số có tính chất tương tự như Đề án 06 và bảo đảm kết nối với Đề án 06; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện xong và thành công đề án trong thời gian từ nay đến hết năm 2025.

Đề án chuyển đổi số của các bộ, tỉnh phải đảm bảo phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, dữ liệu quốc gia cũng như Đề án 06 và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số khác của bộ, ngành, địa phương.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số

Nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số

Cùng với quá trình chuyển đổi số và sự phát triển của nền kinh tế số, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy Việt Nam đang là đích đến của các tổ chức tội phạm mạng. Việc trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng đang là nhu cầu bức thiết hiện nay.

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

“Vấn đề bản quyền trong môi trường số ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp mà còn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế sáng tạo và thương mại điện tử”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, nhận định.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

fb yt zl tw