Bộ Thông tin và Truyền thông tổng kết năm 2023

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu các tỉnh, thành trên cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2023 là “Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, công cuộc chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc, không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số toàn dân và toàn diện.

quang-canh-hoi-nghi-6066-5558.jpg
Các đại biểu tại điểm cầu Lào Cai tham dự hội nghị.

Năm 2023, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế tiếp tục được ưu tiên thực hiện, Luật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ biểu quyết thông qua cao. Sau 14 năm, ngành Thông tin và Truyền thông có được 2 luật được ban hành trong vòng một năm. Bên cạnh đó, Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách đã thay đổi căn bản về tư duy, nhận thức, coi truyền thông chính sách trước hết là một việc, một chức năng của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần hình thành bộ máy, nguồn lực cho công tác này.

Hoạt động bưu chính tiếp tục có bước chuyển dịch mạnh mẽ với sự bùng nổ của thương mại điện tử góp phần thúc đẩy kinh tế số. Năm 2023, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt 58.900 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2022. Việt Nam thăng 1 hạng theo xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính năm 2023 (từ nhóm 5 lên nhóm 6; nhóm 10 là nhóm cao nhất).

Hạ tầng viễn thông và hạ tầng số trong năm vừa qua đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đã triển khai thử nghiệm 5G tại 59 tỉnh, thành; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G lên đến 99,8%. Tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone/tổng số người dùng điện thoại di động tiếp tục gia tăng, lên tới 84,4%. Tỷ lệ sử dụng IPv6 xếp hạng thứ 9 toàn cầu.

Mặc dù là một nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp nhưng Việt nam có độ phủ sóng 4G cao hơn các nước phát triển có thu nhập cao. Độ phủ 4G tại Việt Nam là 99,8%, các nước thu nhập cao có độ phủ là 99,4%. Đây là nỗ lực của ngành thông tin truyền thông trong quá trình phổ cập hạ tầng viễn thông đặc biệt là chương trình sóng và máy tính cho em để bảo đảm việc học và làm việc trực tuyến. Tỷ lệ này trước đây là 97%. Tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone/tổng số người dùng điện thoại di động tiếp tục tăng lên tới 84,4% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 63%). Đây là nỗ lực của ngành Thông tin và Truyền thông hướng đến mục tiêu 100% người dùng có điện thoại thông minh vào cuối năm 2024.

Công nghiệp công nghệ số có những bước tiến mạnh mẽ. Doanh thu của lĩnh vực đạt 142 tỷ đô-la Mỹ với tỷ lệ giá trị Việt Nam chiếm 28,7%. Khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài (tăng gần 4% so với năm 2022). Phát triển công nghiệp công nghệ số, đưa công nghệ Make in Viet Nam vào mọi mặt của đời sống xã hội.

cds-9590.jpg

An toàn thông tin mạng tiếp tục là điểm sáng khi người dân đã được bảo vệ cơ bản trên không gian mạng. Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng Botnet tiếp tục giảm liên tục trong 5 năm qua (giảm gần 70% kể từ năm 2018). Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có kết quả tốt trong các cuộc thi quốc tế. Khẳng định vai trò của an toàn, an ninh mạng là không thể tách rời trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên, trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Truyền thông, báo chí tiếp tục góp phần truyền tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động.

ptt3-291223-4367.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo hội nghị. Ảnh: TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Chuyển đổi số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giai đoạn này phải đi tắt đón đầu, để đi tắt thì phải ứng dụng khoa học công nghệ. Năm nay, ngành thông tin truyền thông đạt kết quả rất cao, đáng biểu dương, khích lệ. Bước sang năm 2024, nhiệm vụ trước mắt sẽ là rất khó. Với quan điểm "những việc khó, phải có cách tiếp cận, cách xử lý khác", ngành thông tin truyền thông phải thay đổi tư duy, cách làm, phải có hành lang pháp lý và từng bước xây dựng thói quen của người dân. Theo đó, có 3 cách để thực hiện cái mới, cái khó thì cách thứ nhất là phải tạo ra sự hứng khởi; cách thứ 2 là tuyên truyền, vận động thuyết phục; thứ 3 là phải vận dụng các quy định, bắt buộc phải thực hiện. Ngành thông tin và truyền thông cần linh hoạt, sáng tạo trong cách thực hiện, có thể lựa chọn 1 trong 3 cách hoặc lồng ghép sao cho hiệu quả đạt cao.

Đối với thể chế, thông tin và truyền thông là lĩnh vực đặc biệt nên cũng cần xây dựng cơ chế đặc thù, phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tế; đối với quản lý báo chí, tuyệt đối không chủ quan, nâng cao chất lượng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng thông tin, hiệu quả truyền thông. Giai đoạn tới dự báo sẽ còn không ít khó khăn, ngành phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Chính phủ sẽ luôn đồng hành với ngành thông tin truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw