Bỏ "chứng chỉ IELTS" nhận nhiều sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giáo viên

Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào ở nhiều cấp học, trong đó có tuyển sinh lớp 10.

Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giáo viên ở Nghệ An.

Chị Trần Hoàng Trinh, tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh cho rằng, hiện nay, có một trào lưu bố, mẹ đổ xô cho con đi học thêm, học ôn thi IELTS tại các trung tâm với chi phí vô cùng đắt đỏ ngay từ khi còn rất nhỏ. Điều này dẫn đến hệ lụy, phụ huynh tập trung cho con học ngoại ngữ, bỏ qua các kỹ năng, năng lực phẩm chất khác.

"IELTS chỉ là một loại chứng chỉ thể hiện trình độ ngoại ngữ của người học, không liên quan đến việc đánh giá năng lực của người học, học sinh muốn hành nghề giỏi cần phải có kiến thức của nhiều môn học khác. Do đó, nếu dùng chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có IELTS để tuyển thẳng vào lớp 10 là không phù hợp và không công bằng với những học sinh gia đình không có điều kiện học tập chứng chỉ này", chị Hoàng Trinh bày tỏ.

Trên thực tế, để có một chứng chỉ IELTS không dễ dàng, nhiều em phải nỗ lực học tập và gia đình cũng đầu tư tiền của mới có thể đạt được.

Năm nay, tại thành phố Vinh, số lượng học sinh tham gia Kỳ thi tuyển sinh Trung học Phổ thông tăng đột biến so với năm ngoái. Vì thế, khi nhận được văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không tuyển thẳng đối với học sinh có chứng chỉ IELTS, rất nhiều học sinh bày tỏ sự nuối tiếc và hụt hẫng.

“Trước khó khăn này, em nghĩ mình lại càng phải cố gắng cho các kỳ thi sắp tới. Với em, mục tiêu chính là hướng tới trường Chuyên nên em không chỉ học Tiếng Anh mà còn phải quan tâm đến các môn thi Toán - Văn để làm cơ sở tuyển sinh đầu vào. Cá nhân em vẫn mong rằng, ngành giáo dục nên có những phương án để ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ, vì đây là một môn thi khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng, học sinh cũng khá kỳ công mới có thể ôn tập và lấy được chứng chỉ”, em Nguyễn Thảo Chi, học sinh lớp 9A Trường Trung học Cơ sở Hưng Bình, thành phố Vinh bày tỏ.

Lý giải nguyên do cho con theo học IELTS, chị Mỹ Hà, ở thành phố Vinh cho rằng, hiện nay, việc dạy ngoại ngữ tại các trường phổ thông đa số đều chú trọng 2 kỹ năng đọc, viết. Trong khi bản chất, để thi được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có chứng chỉ IELTS là rất khó, đòi hỏi thí sinh cần thông thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Do đó, việc ưu tiên tuyển sinh vào lớp 10 nhóm thí sinh có chứng chỉ này là điều hợp lý. Kèm theo đó, Sở cần nghiên cứu thêm tiêu chí khác như lấy kết quả thi từ Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Cơ sở cùng với kết quả thi EILTS sẽ đảm bảo tính công bằng và thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ.

Nhiều giáo viên khác cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cấm các địa phương cộng điểm hay xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ khác. Bộ cần có lộ trình hoặc cần ban hành sớm hơn để phụ huynh, học sinh có định hướng phù hợp.

Cô giáo Phan Thị Hải Yến, giáo viên Tiếng Anh, Trường Trung học Cơ sở Đặng Thai Mai (thành phố Vinh) cho biết: “Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở các địa phương chỉ còn 3 tháng nữa là bắt đầu. Việc Bộ ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ là khá đường đột. Hiện tại, hầu hết học sinh lớp 9 đã chuẩn bị các điều kiện, trong đó có chứng chỉ IELTS để làm hành trang tuyển sinh đầu cấp. Tôi cho rằng, những học sinh có chứng chỉ IELTS rất xứng đáng để nhận được sự ưu tiên”.

Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện xét tuyển vào lớp 10 cho thí sinh có chứng chỉ IELTS cùng với tiêu chí kết quả học tập 4 năm học cấp Trung học Cơ sở. Từ năm 2021, Nghệ An đã xét tuyển học sinh có điểm IELTS đạt 6.0 vào trường Trung học Phổ thông công lập có lớp tiếng Anh tăng cường và 7.0 trở lên đối với Trường Trung học Phổ thông Chuyên Phan Bội Châu. Điều này được cho là nhằm thúc đẩy năng lực ngoại ngữ của học sinh địa phương và thực hiện theo Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghị lực vượt khó của nam sinh thủ khoa tổ hợp A00

Nghị lực vượt khó của nam sinh thủ khoa tổ hợp A00

Cùng với Nguyễn Diệu Linh (Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi), em Trần Hữu Thịnh (lớp 12A1, trường Trung học phổ thông Hưng Nhân) là gương mặt xuất sắc của tỉnh Hưng Yên trên “bảng vàng” thủ khoa tổ hợp A00 cả nước với điểm số tuyệt đối 30/30 điểm ở 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Từ ngày 15/7 đến 15/8, Alpha Books phối hợp các thương hiệu sách là Omega Plus, Gamma, Einstein Books, Medinsights và Sống ra mắt và triển khai dự án xã hội "Hỗ trợ xây dựng 100 tủ sách trên khắp cả nước", một sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách và kết nối cộng đồng qua các không gian văn hóa đọc.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

fb yt zl tw