Bình yên Lũng Cẩm

Lũng Cẩm nhỏ bé nằm giữa thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 

Dưới ánh nắng mong manh của sáng sớm mùa xuân, từng mái nhà gam nâu trầm, nhuốm mầu thời gian càng thêm se sắt giữa thung lũng. Qua bao nhiêu mùa xuân, mùa hoa với đủ mọi cung bậc thân phận của đất và người, mỗi mái nhà, mỗi gian bếp đang bừng hơi ấm trong lạnh giá đều chất chứa những câu chuyện đầy yêu thương, nhẫn nại.

Làng văn hóa du lịch thôn Lũng Cẩm thuộc địa bàn xã Sủng Là (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu thuộc ba dân tộc: Mông, Lô Lô và Hoa, trong đó, người Mông chiếm khoảng hơn 85% dân số.

Lũng Cẩm gần như giữ được trọn vẹn vẻ cổ kính với những ngôi nhà trình tường có tuổi đời hàng trăm năm. Theo thời gian, các mái nhà phủ một lớp rêu xanh, càng tô điểm thêm vẻ thâm trầm, bí ẩn.

Nhịp sống nơi đây không vội vã, cũng chẳng quá thong dong. Nói cho đúng thì người dân nơi đây cứ túc tắc hết việc này sang việc khác, như lẽ đương nhiên của miền đất: “Sợi lanh như tơ nối dài câu hát/ Đá núi hiên ngang thành quách nghìn năm”. Người già lụi cụi bên bếp lửa, phụ nữ thu vén việc nhà cửa, ruộng nương, đàn ông vào rừng…

Nhịp sống cứ bình lặng hòa cùng nhịp điệu thiên nhiên. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng từng đôi mắt vẫn ánh lên sự bình thản đến lạ kỳ. Khi thấy khách xa, người dân nở nụ cười chất phác, mời khách ghé nhà, nhanh tay rót vào bát rượu ngô nồng ấm.

Trẻ em ở Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Trẻ em ở Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Thời gian gần đây, Lũng Cẩm đã trở thành điểm đến quen thuộc với du khách. Mỗi mùa, ngôi làng nhỏ bé lại như khoác lên mình sắc áo mới. Mùa xuân là mùa hoa đào, hoa mận, hoa mơ nở khắp núi rừng. Mùa hè là mầu xanh mướt mát trên từng thửa ruộng bậc thang. Mùa thu lúa chín vàng như dệt tơ dệt lụa. Mùa đông sương mù bao phủ tạo nét bảng lảng, huyền ảo như xứ sở thần tiên.

Đắm say trước vẻ đẹp nên thơ ấy, nhiều đạo diễn đã chọn nơi đây làm bối cảnh chính cho các bộ phim, như: “Chuyện của Pao”, “Lặng yên dưới vực sâu”. Vẻ đẹp sâu thẳm của nhà trình tường, bờ rào đá, giếng cổ… và đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào các dân tộc thiểu số đều được ghi dấu qua những khung hình tuyệt đẹp, khiến Lũng Cẩm ngày càng đón thêm nhiều khách ghé thăm.

Ngôi nhà của ông Mua Súa Páo (bối cảnh chính của phim “Chuyện của Pao”) hiện thuộc quyền sở hữu của cháu nội ông và vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoài cổ, trở thành minh chứng cho một phần lịch sử đầy thăng trầm của Lũng Cẩm. Từng chi tiết, đường nét kiến trúc của nhà trình tường kết tụ tinh hoa, tâm huyết gợi lên cảm giác bâng khuâng, thiêng liêng. Khu nhà được thiết kế theo một tổ hợp kiến trúc khép kín theo bốn hướng, chính giữa là sân trời.

Nhà có tường trình bằng đất, mái lợp ngói máng âm dương, cửa gỗ thấp, cột, kèo, ván bưng và sàn đều làm bằng gỗ, móng nhà, hiên nhà, chân cột và sân đều làm bằng đá xanh. Phía dưới gian nhà chính là hầm, ngay gian cổng được đặt cối xay thóc, đối diện là gian phụ gồm nhà kho và bếp. Bao quanh toàn bộ khuôn viên nhà là tường rào bằng đá, tất cả đều hơn trăm năm tuổi. Nhà trình tường có tường rất dày, khoảng 50 cm giúp không gian luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tựa “chiếc tổ” bao bọc con người khỏi khắc nghiệt của thời tiết xứ rẻo cao.

Điểm đặc biệt trong ngôi nhà của người Mông là nét uy nghiêm của tấm vải đỏ treo ngay trước cửa, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin mạnh mẽ của con người vào đấng tối cao. Qua cánh cửa, gian giữa là nơi gia chủ đặt bàn thờ tổ tiên, thể hiện sự tôn kính với người đã khuất. Các gian còn lại là phòng ngủ của chủ nhà và con cái, một không gian ấm cúng, thân thương.

Nhà nào cũng có một gác nhỏ, không gian chỉ dành riêng cho đàn ông trong gia đình, nơi chứa đựng hiện vật quý giá, có thể gắn với cả những bí mật và kỷ niệm thiêng liêng của cả đại gia đình. Qua các phòng ngủ là một cánh cửa nhỏ dẫn xuống bếp, trên gác bếp treo lúc lỉu những túm ngô giống, hạt kê giống để dành cho mùa sau như một lời nhắc nhở niềm hy vọng khi mầm sống sẽ tiếp tục được vun xới.

Bên bếp lửa, người già vẫn rưng rưng kể câu chuyện về tháng ngày gian khó. Đồng bào dân tộc từng phải sống trong vòng xoáy của nỗi đau chiến tranh, đói nghèo, tệ nạn… nhưng vẫn kiên cường bám trụ với đất, với rừng. Người Mông ở Lũng Cẩm tiếp tục bảo tồn giá trị truyền thống từ trồng lanh, dệt vải. Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mông, từng sợi lanh mềm mại được nhuộm mầu sắc của cây lá nơi núi rừng, in dấu trên trang phục và trở thành biểu tượng của những ngày lễ Tết, tín ngưỡng quan trọng. Hình ảnh người phụ nữ hay các bé gái vừa chớm tuổi cập kê cần mẫn ngồi bên hiên nhà, cuộn lanh trong tay, những chiếc váy rực rỡ được dệt từ đôi tay tài hoa trở thành cảnh sắc quen thuộc níu chân du khách.

Bên bờ rào đá và gian hàng truyền thống theo kiến trúc địa phương, ông Mua Mí Pó tự hào chia sẻ câu chuyện gia đình mình từ hộ khó khăn, sau khi cải tạo vườn tạp trồng cây lê theo đề án của huyện, nhận hỗ trợ cây giống, phân bón đến nay đã cho thu nhập 50-70 triệu đồng mỗi năm… Phó Chủ tịch UBND xã Sủng Là Lê Thị Bộ cho biết: Trên địa bàn thôn và xã có nhiều hộ gia đình thu nhập khá nhờ trồng cây lê. Xã luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những diện tích đất xấu sang trồng lê để vừa có thu nhập cao hơn, vừa có thể khai thác du lịch theo mùa hoa, mùa quả. Như vậy, những loài hoa thuần khiết giữa núi rừng không chỉ đẹp mà còn kết tụ quả ngọt nhờ sự cần cù, sẵn sàng thay đổi để vươn lên.

Một ngôi làng đẹp như tranh giữa cao nguyên đá với nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc chính là tiềm năng thu hút du khách. Tuy nhiên, để du lịch tại Lũng Cẩm phát triển bền vững, cần những giải pháp để bảo tồn giá trị văn hóa, thiên nhiên và đồng thời tạo ra lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Các cấp chính quyền địa phương đã và đang bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc tại Lũng Cẩm với các nội dung: Phục dựng, phát huy nghi lễ, tín ngưỡng; bảo tồn tiếng nói, chữ viết, ẩm thực, trang phục, kiến trúc, khuôn viên nhà ở; phát huy việc sưu tầm, gìn giữ và trưng bày hiện vật. Cùng với Lũng Cẩm, huyện Đồng Văn đã tạo sự kết nối thành hệ sinh thái du lịch với các làng văn hóa khác, như: Thôn Lô Lô Chải ở xã Lũng Cú, thôn Ma Lé ở xã Má Lé.

Với sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp, người dân đã và đang tích cực phát triển loại hình du lịch cộng đồng; mua sắm thêm các trang thiết bị để làm nơi lưu trú cho khách du lịch. Công tác khôi phục văn hóa dân tộc truyền thống nhận được sự quan tâm hơn. Thôn Lũng Cẩm đã thành lập đội văn nghệ để thường xuyên biểu diễn những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc phục vụ các ngày lễ, hội và khi khách du lịch có yêu cầu. Theo đánh giá từ các chuyên gia về du lịch cộng đồng, địa phương cần tăng cường nét độc đáo về văn hóa hơn nữa trong phát triển du lịch. Chính quyền địa phương và các tổ chức du lịch nên hợp tác tổ chức các lớp học, hội thảo hoặc lễ hội truyền thống. Đồng thời, cần có các chương trình đào tạo cho người dân về cách thức bảo tồn văn hóa, truyền thống, giúp họ nhận thức được giá trị văn hóa của mình.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch là cải thiện kết cấu hạ tầng. Tuy Lũng Cẩm đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách, nhưng hệ thống giao thông, lưu trú, dịch vụ chưa phát triển đồng bộ. địa phương cần có những cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng, tiện nghi hơn để thu hút du khách, nhất là khách quốc tế.

Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững khi cộng đồng địa phương được tham gia và hưởng lợi. Cộng đồng các dân tộc ở Lũng Cẩm vốn mến khách, chân thành, song còn thiếu kỹ năng và kiến thức để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp. Do đó, các cấp quản lý cần đào tạo kỹ năng cho người dân trong việc hướng dẫn du lịch, cung cấp dịch vụ, giao tiếp với du khách, bảo vệ môi trường và văn hóa.

Lũng Cẩm sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa phương có thể kiến tạo thêm các tour du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, hoặc các hoạt động dã ngoại kết hợp với bảo vệ thiên nhiên như tham quan các khu bảo tồn, leo núi, chụp ảnh hoa tam giác mạch, cắm trại, hoặc tham gia vào các hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân địa phương... sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích vẻ đẹp kỳ vĩ mà hoang sơ, đậm đà bản sắc.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết vừa đón 200 du khách trên chuyến bay charter từ Iran đến TP Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên một hãng hàng không charter VIP từ Iran khai thác đường bay trực tiếp đến Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển và mở rộng thị trường khách quốc tế.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Nếu như Đà Lạt được lựa chọn là điểm đến tiết kiệm nhất vào kỳ nghỉ lễ cuối năm thì mùa xuân này, Phong Nha nổi bật là điểm đến tiết kiệm nhất tại châu Á, đưa Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai khao khát một chuyến phiêu lưu trọn vẹn, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt với những hang động kỳ vĩ, hòa mình trải nghiệm văn hóa, ẩm thực địa phương mà vẫn tiết kiệm.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong hôm qua (17/3) cho biết, các bộ, ngành liên quan đã nhất trí về nguyên tắc sẽ giảm thời gian miễn thị thực từ 60 ngày hiện nay xuống còn 30 ngày do quan ngại việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chương trình này để hoạt động bất hợp pháp.

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Những năm gần đây, việc khai thác du lịch từ các phim trường đã trở thành hướng đi hấp dẫn, vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư, gia tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tính phù hợp của từng phim trường với đặc điểm bối cảnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Tại chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, Lào Cai đã giới thiệu, trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, du lịch và dự án du lịch.

fb yt zl tw