“Bình minh phía trước” - tái hiện tuổi trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Bộ phim truyện truyền hình “Bình minh phía trước” tái hiện quá trình hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sẽ được phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2022).

Bộ phim có phong cách kể chuyện hiện đại, gần gũi, dài 10 tập, 45 phút/tập do NSƯT Bùi Tuấn Dũng viết kịch bản và làm đạo diễn (diễn viên Nguyễn Thanh Tuấn thủ vai chính) hứa hẹn đầy sức hấp dẫn với khán giả.

“Gắn mác” khô khan là lỗi của nhà làm phim

Phim “Bình minh phía trước” không cố mô phỏng, minh họa một chân dung lãnh tụ lịch sử được ghi chép mà thông qua khối mâu thuẫn xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến phức tạp với hàng loạt những nhân vật thứ, phụ có quan hệ trực tiếp với nhân vật chính để thông qua họ hình thành chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo trẻ tuổi, chí lớn, tài cao, đức cả; người con ưu tú của dân tộc và quê hương Bắc Ninh.

Trong phim, hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ được khắc họa đậm nét từ nhỏ tới tuổi thanh niên, trưởng thành, thể hiện được tầm nhìn, sự thông tuệ và ham học hỏi, sự dũng cảm kiên trung, một lòng đi theo lý tưởng cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân. Bộ phim được triển khai thực hiện trong hai năm 2021 và 2022. Trong quá trình hoàn thiện bộ phim, đoàn làm phim đã đi khảo sát gần 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và chọn 13 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam để dựng và quay phim.

“Bình minh phía trước” - tái hiện tuổi trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ -0

Diễn viên trẻ Nguyễn Thanh Tuấn (đội mũ) trong vai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Vừa là tác giả kịch bản vừa là đạo diễn phim truyện “Bình minh phía trước”, điều khiến đạo diễn Bùi Tuấn Dũng trăn trở là làm bộ phim về lịch sử nhưng không bị “gắn mác” khô khan, khuôn mẫu, lối mòn. Bản thân anh đã làm phim lịch sử từ hồi còn rất trẻ và với anh đề tài nào cũng vậy, phim dở là dở, “gắn mác” chỉ là đổ lỗi. Chất liệu lịch sử hay mà làm không ra gì là lỗi của nhà làm phim, không phải ở đề tài. “Phim là lĩnh vực cần một hệ thống tư duy khoa học và tính triết lý đòi hỏi nhiều ở đội ngũ sáng tạo. Tôi là dân làm phim chuyên nghiệp, việc cảm hứng thúc đẩy sáng tạo thường chỉ có ở những nghệ sĩ trẻ hoặc ở những nghề nghiệp nhiều ngẫu hứng chứ phim thì không thể. Mỗi một bộ phim với tôi là một công trình nhiều tâm ý, trong đó ngoài việc tạo ra một thế giới đương đại của nhân vật từng sống, còn phải thổi một môi trường văn hóa giàu chi tiết nhất cho tác phẩm một đời sống trường tồn”, anh nhấn mạnh.

Lịch sử không thể lãng quên

Là người có duyên với những bộ phim về đề tài lịch sử, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng, với các nhân vật lịch sử, không phải chỉ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, anh thường đọc, nghiên cứu, tìm hiểu từ khi anh còn rất trẻ. Nó là cả một quá trình dài và đồ sộ về nguồn và khối lượng công việc. Lịch sử có nhiều nguồn tư liệu, trong đó có chính sử, huyền sử và hoang sử. Vì vậy, khi nghiên cứu cũng cần có một tư duy logic và kiểm chứng từ nhiều nguồn.

“Tôi cũng có thời gian nghiên cứu tư liệu cùng thời kỳ ở Pháp khi làm phim về Bác Hồ nên cũng được tiếp xúc từ nhiều nguồn tư liệu quý, giúp ích cho tôi rất nhiều khi làm phim này. Tuy nhiên, sau cùng thì chúng tôi làm phim truyện, vì vậy yếu tố hư cấu trong xây dựng cốt truyện mới là nền để tôi đưa nhân vật lịch sử vào. Chỉ là phải tạo ra một cái nền tốt, vững và giàu tính văn hóa, tính sử thi thì mọi thứ sẽ hài hòa”, anh chia sẻ.

Cũng giống như các bộ phim lịch sử khác từng làm, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đặt ra mục tiêu đơn giản là tạo ra một câu chuyện lịch sử dễ xem để truyền lửa cha ông tới thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Ngày nay, người ta nói nhiều đến lịch sử mà những người thực tâm làm nó thì rất ít. Việc các địa phương, nơi có những danh nhân lịch sử, văn hóa từng sống và làm việc để tâm đến điều này là rất đáng trân trọng. Anh hy vọng bộ phim sẽ là những minh chứng sống động về một nhân vật lịch sử, về một đời sống văn hóa xã hội của một thời kỳ.

Ngày nay nhiều thứ thay đổi quá nhanh, nền tảng tư tưởng của một bộ phận giới trẻ phát triển theo chiều hướng không mong muốn. Lịch sử là đời sống ký ức của nhân loại chứ không chỉ riêng người Việt. Nó trả lời một phần cho câu hỏi đầy tính triết lý của loài người về bản thân: Ta là ai? Ta từ đâu đến?… Con người thì không thể không có quá khứ và lịch sử là điều không thể lãng quên.

Giới trẻ hãy biết trân trọng quá khứ

“Bình minh phía trước” có sự tham gia diễn xuất của nhiều diễn viên có thực lực, trong đó diễn viên Nguyễn Thanh Tuấn thể hiện hình tượng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Bên cạnh vai chính, phim có sự tham gia của NSƯT Vũ Đình Thân vai ông Đồ Quán, NSƯT Hoàng Hải vai Đốc Lộc, Phạm Anh Tuấn vai Lý Tam, Đỗ Minh Hiếu vai Ấm Bân, Hứa Khải vai Lãnh Phong, võ sư Nguyễn Văn Thắng vai Đội Thiết, Việt Hoàng vai Ân, Thục Anh vai Na, Phương Lan vai bà Đồ, Nguyễn Huyền Trang vai bà Tư…

“Bình minh phía trước” - tái hiện tuổi trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ -0

Đoàn làm phim “Bình minh phía trước” họp báo tại Bắc Ninh.

Sinh năm 1994 và chủ yếu sống ở nước ngoài, chàng diễn viên quê ở Hải Dương Nguyễn Thanh Tuấn có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi đảm nhận vai diễn. Để hóa thân vào nhân vật, diễn viên Thanh Tuấn đã đọc nhiều tài liệu lịch sử cách mạng, nghiên cứu kỹ vai diễn và gần như thuộc lòng kịch bản. Ngoài ra, anh phải luyện tập hình thể và nhiều kỹ năng như côn đao, quyền cước…

Chính đạo diễn Bùi Tuấn Dũng chia sẻ: “Lần đầu gặp Nguyễn Thanh Tuấn, tôi cảm nhận được đây chính là nhân vật chính của phim “Bình minh phía trước”. Cảm giác này rất lạ, từ những nghiên cứu về tử vi tướng pháp, từ văn chương nghệ thuật, từ kinh nghiệm và giác quan cá nhân, khiến mình xác tín vào một thứ cảm nhận lâu dần như bản năng”.

Vai diễn như đánh dấu sự trở lại của Thanh Tuấn với nghiệp diễn bởi anh từng tốt nghiệp Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, sau đó lại ra nước ngoài nên không có nhiều thời gian để theo nghiệp diễn.

“Những ngày sống ở nước ngoài, tôi cảm thấy tiếc nghiệp diễn vô cùng và tôi quyết định quay lại Việt Nam. Nhận được vai diễn này, tôi rất vui và vô cùng tự hào khi đây là bộ phim đầu tay trên con đường nghệ thuật của mình mà đã được đảm nhận vai chính lại được hóa thân vào hình tượng một vị Tổng Bí thư đáng kính của Đảng. Vốn học tập ở nước ngoài là phần nhiều nên lịch sử nước nhà với tôi chủ yếu là những kiến thức mà bố mẹ và các bậc tiền bối kể lại. Hơn nữa, tôi đã được đạo diễn Bùi Tuấn Dũng “thổi hồn” về giai đoạn lịch sử, về cuộc đời của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, vì thế tôi mê mẩn tìm hiểu, thậm chí có lúc lái xe ôtô tôi vẫn bật Youtube để nghe về thân thế, cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ”, nam diễn viên Nguyễn Thanh Tuấn bộc bạch.

Với giá trị văn hóa, đời sống con người và những tình tiết hấp dẫn, bối cảnh tuyệt đẹp, nam diễn viên tin rằng “Bình minh phía trước” sẽ là một bộ phim truyện truyền hình hấp dẫn, cuốn hút và mong rằng được sự đón nhận của công chúng. Điều mà anh mong muốn và hy vọng là các bạn trẻ sẽ xem phim để hiểu hơn về giai đoạn lịch sử của dân tộc, từ đó có lòng biết ơn với các thế hệ anh hùng liệt sĩ, những người đã hy sinh máu xương cho độc lập, tự do của dân tộc và biết trân trọng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ mãi là “ngọn đuốc” sáng ngời mà giới trẻ hôm nay cần học tập, nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng.

Văn nghệ Công an online

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

fb yt zl tw