Bệnh sởi quay trở lại, cảnh báo "khoảng trống miễn dịch" trong cộng đồng

Thời gian gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung đang ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phụ huynh nên đưa trẻ đến Trạm y tế để được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Phụ huynh nên đưa trẻ đến Trạm y tế để được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Đáng lo ngại, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng đang rất thấp, tạo nên những “khoảng trống miễn dịch” khiến nguy cơ sởi bùng phát là rất lớn.

Các ca mắc sởi hầu hết chưa được tiêm chủng đầy đủ

Bé trai T.T.A (7 tháng tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) phải nhập viện sau khi sốt cao 3 ngày, kèm viêm kết mạc mắt, nổi ban đỏ khắp người. Đưa con đi khám bệnh, chị Nguyễn Thị Kim Mai bất ngờ khi được các bác sĩ cho biết con trai mình mắc bệnh sởi. Bé trai mới 7 tháng tuổi nên trước đó chị chưa tiêm phòng vaccine cho con. Ngoài bé T.A, hiện Khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho 3 trẻ khác mắc bệnh sởi. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị cho 8 ca mắc sởi, trong đó có ca bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, có ca từ các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ chuyển đến.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm phòng vaccine sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm. “Những đối tượng này rất dễ gặp nguy hiểm khi bị sởi tấn công”, bác sĩ Quy nhận định.

Tương tự, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận điều trị cho 14 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, tình trạng trẻ mắc sởi bắt đầu xuất hiện trong những tuần gần đây, dự báo sắp tới số ca bệnh có nguy cơ tăng lên bởi sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), đến ngày 10/6, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 16 ca mắc bệnh sởi xác định, phân bố tại 4/22 quận, huyện gồm: Bình Tân (8 ca), Hóc Môn (5 ca), Bình Chánh (2 ca) và Quận 8 (1 ca). Tương tự Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho thấy, từ ngày 7/4 đến ngày 8/6, địa phương này ghi nhận liên tiếp 159 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 95 ca sởi xác định (chiếm 60%). Còn tại tỉnh Bến Tre, từ ngày 29/4 đến 7/6 cũng ghi nhận 12 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Có 8/12 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm với kết quả 4 ca dương tính với sởi.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận 317 trường hợp sốt phát ban nghi sởi xuất hiện tại 19/20 tỉnh, thành. Trong đó, đã có một trường hợp tử vong tại tỉnh Bến Tre.

“Việc bệnh sởi xuất hiện trở lại là điều đáng lo ngại, cần có những biện pháp mạnh mẽ và nhanh chóng hơn để tránh dịch lây lan, chúng tôi đề xuất phương án mở rộng độ tuổi, đối tượng được tiêm chủng vaccine”, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng nhận định.

Khẩn trương tiêm bù vaccine sởi cho trẻ

Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại địa phương này trong những năm gần đây ở mức thấp.

Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đối với lứa trẻ sinh năm 2018, 2019, 2020, 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà Thành phố Hồ Chí Minh đề ra là trên 95%. 95% cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng khu vực phía Nam những năm gần đây thấp và không đồng đều. Khảo sát của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine sởi ở khu vực phía Nam rất thấp.

Năm 2021, tỷ lệ tiêm chủng sởi của khu vực phía Nam chỉ đạt 83,2% mũi sởi đơn và 75,6% mũi sởi tổng hợp (vaccine sởi, quai bị, rubella). Đặc biệt, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine sởi rất thấp, chỉ đạt 52%. Một số địa phương khác như Đồng Tháp, Đồng Nai, Sóc Trăng… cũng có tỷ lệ tiêm chủng dưới 70%.

Sang năm 2022 và 2023, tỷ lệ tiêm vaccine sởi ở các tỉnh khu vực phía Nam có tăng lên so với năm 2021 nhưng tại một số địa phương vẫn chỉ đạt mức thấp. Các tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine sởi thấp phải kể đến là Bình Phước, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh… Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, chỉ có 6 địa phương đạt chỉ tiêu bao phủ vaccine sởi theo quy định của Bộ Y tế.

Nhìn trên tỷ lệ tiêm chủng của khu vực phía Nam, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng lo ngại nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan trong cộng đồng trong thời gian tới, nhất là ở những nơi tập trung đông người như trường học, điểm trông giữ trẻ và tại các cơ sở khám chữa bệnh. Do đó, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các địa phương cần rà soát lại tình trạng tiêm chủng, đánh giá nguy cơ và tiến hành tiêm bù, tiêm vét vaccine ngay cho trẻ để hạn chế nguy cơ sởi bùng phát.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. “Khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính… Để phòng ngừa nguy cơ bệnh sởi bùng phát thành dịch thì cần khẩn trương tiêm bù nhanh nhất có thể”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Mới đây, tại Hội nghị công tác phòng, chống dịch khu vực phía Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã yêu cầu các địa phương lên ngay phương án ứng phó với nguy cơ bệnh sởi và các bệnh có thể bằng vaccine quay trở lại. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các Cục, Vụ trực thuộc nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế thế giới để sớm triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung cũng như mở rộng đối tượng tiêm chủng đối với bệnh sởi.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảm ơn những người hiến máu

Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6): Cảm ơn những người hiến máu

Năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội Truyền máu quốc tế và Hiệp hội Người hiến máu thế giới đã thống nhất lấy ngày 14/6 là ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu. Năm 2024 kỷ niệm 20 năm ngày này ra đời, Tổ chức Y tế thế giới đã lựa chọn chủ đề "20 năm kỷ niệm việc cho đi: Cảm ơn những người hiến máu!".

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Ngay sau khi tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 2 ca mắc bệnh do não mô cầu, đồng thời ghi nhận 2 ca tử vong có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị tỉnh chủ động giám sát, phát hiện sớm các ca mắc mới trong khu vực xảy ra ổ dịch.

Huy động cả hệ thống chính trị nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Huy động cả hệ thống chính trị nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Tại Hội nghị tổng kết Chỉ thị 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” do Tỉnh ủy tổ chức sáng 13/6, đại diện một số sở, ngành, địa phương đã trình bày tham luận, đề cập đến những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp để nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn tỉnh. 

Phẫu thuật thẩm mỹ: Nhu cầu chính đáng nhưng thiếu an toàn

Phẫu thuật thẩm mỹ: Nhu cầu chính đáng nhưng thiếu an toàn

Theo phản ánh của bạn đọc, liên tiếp thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra nhiều vụ tai biến, thậm chí có trường hợp tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng công tác quản lý lĩnh vực này hiện đang bộc lộ nhiều lỗ hổng, bất cập hoặc có sự lơ là, trong khi thực tế nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều.

Nâng cao kỹ năng phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 cán bộ trạm y tế

Nâng cao kỹ năng phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 cán bộ trạm y tế

Với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng dự phòng, phát hiện sớm, thực hành về quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến cơ sở, từ tháng 5/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Nội tiết tỉnh triển khai tập huấn chuyên môn cho hơn 300 cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phụ nữ tử vong khi đi nâng mũi

Một phụ nữ tử vong khi đi nâng mũi

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh, ngày 4/6, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận một phụ nữ suy hô hấp sau khi nâng mũi tại một thẩm mỹ viện trên địa bàn. Dù các bác sĩ đã sử dụng các phương pháp điều trị tích cực nhưng người bệnh đã tử vong sau đó. Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

20 học viên được tập huấn chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo

20 học viên được tập huấn chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo

Được sự tài trợ của Tổ chức Unicef, từ ngày 4 - 7/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo cho 20 học viên là bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa các huyện: Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn và thị xã Sa Pa.

Khởi động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe cho người cao tuổi

Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai: Khởi động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe cho người cao tuổi

Ngày 4/6, tại Nhà văn hóa thôn Chang, xã Thống Nhất, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai khởi động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

Vì sức khỏe trẻ thơ

Vì sức khỏe trẻ thơ

Vi chất dinh dưỡng là nhóm chất quan trọng trong sự tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng rất cần thiết ở mọi lứa tuổi, nhất là với trẻ em. Trong những năm qua, công tác phòng, chống suy dinh dưỡng và phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng luôn được các cấp, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

fb yt zl tw