Bảy mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội hiệu quả

Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam giới thiệu bảy mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả của ngành về chính sách an sinh xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg
Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, phối hợp tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số về bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Báo cáo số 2112/BC-BHXH ngày 28/6/2024 gửi Bộ Tư pháp báo cáo kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

Mô hình 1 là phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức livestream qua mạng xã hội.

Với hình thức này, thông qua việc tương tác trực tiếp với người xem, cơ quan bảo hiểm xã hội có thể nắm bắt được tâm lý và mong muốn của người xem để từ đó nâng cao chất lượng phục vụ của ngành, kiến nghị, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện; đồng thời có thể tận dụng được thế mạnh của mạng xã hội là sự chia sẻ, lan tỏa thông tin nhanh chóng, phổ biến rộng rãi nhất đến số đông đối tượng; qua đó củng cố niềm tin trong nhân dân về các chính sách an sinh xã hội nhân văn của Đảng, Nhà nước.

Mô hình 2 là phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức tổ chức nhóm nhỏ tuyên truyền trực tiếp.

Đây là hình thức triển khai linh hoạt, hiệu quả, sát dân, tiếp cận trực tiếp, tư vấn cụ thể theo hoàn cảnh, đặc điểm của từng người dân (tuổi đời, thời gian tiếp xúc, khả năng kinh tế).

Việc phổ biến chính sách pháp luật của nhóm với phương châm kiên trì, “mưa dầm thấm lâu, đi sâu, tư vấn sát” đã giúp người dân hiểu và tự giác tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; góp phần hiệu quả cho việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Mô hình 3 là cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện.

Đây là hình thức truyền thông mang lại hiệu quả cao, thông qua cuộc thi trực tuyến, đối tượng tham gia chủ động tìm hiểu các kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, góp phần nâng cao nhận thức cho lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện.

Thông qua việc thiết kế các câu hỏi của cuộc thi, cơ quan bảo hiểm xã hội nắm bắt được các ý kiến đóng góp, các suy nghĩ của đối tượng, từ đó có tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành theo hướng lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Mô hình 4 là mở chuyên mục “Mỗi ngày một câu hỏi chính sách” trên mạng xã hội.

Với mô hình này, cơ quan bảo hiểm xã hội có thể tận dụng được thế mạnh của mạng xã hội, thông qua đó cung cấp thông tin chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện ngắn gọn, dễ hiểu về các vấn đề người lao động, người sử dụng lao động chưa hiểu rõ; những vấn đề đang được dư luận quan tâm, những vấn đề cần định hướng dư luận.

Mô hình 5 là phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua “Tiểu phẩm truyền thông”.

Cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp Đài Truyền hình xây dựng thực hiện các tiểu phẩm truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện…

Mô hình này khi phát sóng đã thu hút đông đảo, nhận được phản hồi tích cực từ người xem, không chỉ người dân trên địa bàn mà lan tỏa đến các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và hướng đến nhiều đối tượng như: học sinh, sinh viên, người lao động tự do, tài xế công nghệ, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, doanh nghiệp…

Mô hình 6 là phát thanh Chuyên mục Câu chuyện chính sách trong chương trình phát thanh “Giờ thứ 9” của Đài Phát thanh và truyền hình.

Mô hình này giúp bạn nghe đài tiếp cận được các thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ đó nâng cao nhận thức và tự giác tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giúp cho công tác tuyên truyền, thông tin, tư vấn… về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện đến được với nhiều người dân hơn với chi phí thấp nhất.

Mô hình 7 là “Chuyến xe An sinh” dưới hình thức trò chơi truyền hình với thành phần tham gia là người dân đã và chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình theo một hành trình định sẵn.

Trên chuyến xe tổ chức trò chơi bằng cách người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình để người dân trả lời.

Việc tham gia “Chuyến xe an sinh” giúp người dân nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong tình hình mới. Qua đó thuyết phục, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, chủ động, tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, góp phần vào sự nghiệp an sinh xã hội; tạo ra cơ hội để gặp gỡ và trò chuyện với người dân về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đồng thời thúc đẩy ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo đảm cho tương lai và cuộc sống khi về già.

Các mô hình trên đã và đang được ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam áp dụng hiệu quả nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện. Từ đó, góp phần làm thay đổi nhận thức pháp luật của nhân dân, người lao động, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành theo hướng lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Tại Cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh, phụ nữ Lào Cai đã tự tin giới thiệu những sáng kiến khởi nghiệp và được Ban Giám khảo đánh giá cao về sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng tác động đến cộng đồng. Những phụ nữ vùng cao Lào Cai đã mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh, thực hiện ước mơ của mình, đã và đang góp phần thay đổi định kiến về giới, khẳng định vị thế của phụ nữ vùng cao trong xã hội. 

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (4/7): Đề phòng lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi

Từ đêm nay đến ngày mai (4/7), các khu vực trong tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 10 - 30mm/đợt, có nơi trên 50mm/đợt. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn tập trung tại thị xã Sa Pa và các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương, Si Ma Cai.

Nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định

Nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi cấp có thẩm quyền kiến nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhằm chủ động tháo gỡ ùn tắc phương tiện kiểm định có thể xảy ra thời gian tới.

10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

10 điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo đó, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

Ký giao ước trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Ký giao ước trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Sáng 2/7, tại Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Khoa Nhà nước và Pháp luật của các trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Lai Châu tổ chức hoạt động ký giao ước thực hiện mô hình “Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học”.

Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.

Nỗ lực của toàn dân

Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân (2/7): Nỗ lực của toàn dân

Ngày 2/7/1958, Bác Hồ viết bài “Vệ sinh yêu nước” đăng trên Báo Nhân Dân số 1572. Trong bài viết, Bác nhắc nhở: “Mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”. Thực hiện lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Người, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 730 về việc lấy ngày 2/7 hằng năm là ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.

fb yt zl tw