Bát Xát: Lãng phí suối nước nóng để hoang

Suối nước nóng tại xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng nhiều năm qua chưa được quy hoạch, khai thác, chưa kêu gọi được doanh nghiệp đến đầu tư.

1.jpg

Suối nước nóng Trịnh Tường được người dân địa phương quen gọi là suối nước nóng bản Mạc theo địa danh thôn (hiện bản Mạc và bản Trung đã sáp nhập thành bản Trung), cách trung tâm xã Trịnh Tường khoảng 3 km.

Mặc dù chưa có đánh giá chi tiết nhưng suối nước nóng bản Mạc có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đầu nguồn suối trong xanh, các mạch nước ngầm chảy quanh năm, nhiệt độ trung bình khoảng 38 - 45 độ C rất thích hợp để ngâm mình trong những ngày se lạnh.

Những người dân quanh vùng cho biết khi tắm suối nước nóng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm, cảm thấy khoan khoái, mà còn hỗ trợ tốt trong việc điều trị một số bệnh ngoài da hoặc tim mạch.

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường cho biết: Có thể trong nước suối có chứa hàm lượng nhất định các khoáng chất tốt cho sức khỏe, điều này cần được cơ quan chuyên môn, nhà khoa học nghiên cứu đánh giá.

Khu vực xung quanh suối nước nóng có cảnh quan đẹp, bao quanh là những cánh rừng xanh mát, trước mặt là cánh đồng rộng và dòng suối lạnh bản Mạc uốn lượn. Một địa điểm gần gũi với thiên nhiên lại không quá xa trung tâm, là không gian lý tưởng để đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái.

3.jpg

Trước đây, suối nước nóng chỉ là một vũng nước nhỏ, sau đó người dân trong thôn nhờ máy xúc của một đơn vị thi công khơi rộng ra và ngăn lại bằng những tảng đá lớn đủ cho 10 - 15 người tắm.

Ông Đặng Văn Bốn, người dân xã Trịnh Tường cho biết: Mùa đông, khu vực này từ chiều đến tối lúc nào cũng nườm nượp người đến tắm. Nhiều đoàn xe có cả biển số các tỉnh phía Nam trên đường lên Y Tý cũng dừng chân tại đây cắm trại, tắm suối nghỉ ngơi.

Tiềm năng là thế nhưng nếu không được người dân địa phương tận tình chỉ đường thì có lẽ chúng tôi cũng không biết suối nước nóng Trịnh Tường nằm ngay cạnh tuyến đường nội đồng bản Mạc.

2.jpg

Suối nước nóng này từng rất nổi tiếng trên mạng xã hội, được chia sẻ trong các nhóm du lịch và được nhiều trang website du lịch khuyến cáo là một trong những điểm du lịch nhất định phải đến khi đến Lào Cai.

Tuy nhiên hiện nay, khu vực này gần như bị bỏ hoang, đường dẫn vào suối là đường mòn chỉ có thể đi lại vào ngày nắng, còn ngày mưa ngập ngụa bùn đất, dọc đường đi cỏ dại chen lấn.

Ông Phạm Văn Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát cho biết: Suối nước nóng Trịnh Tường nằm trên cung đường du lịch lên Y Tý mà huyện đang xây dựng với ý tưởng trước khi đến khu du lịch Y Tý, du khách có thể dừng chân vãn cảnh đền Trịnh Tường, thăm cột cờ Lũng Pô, nghỉ ngơi, thư giãn tại suối nước nóng. Huyện đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá cụ thể để xây dựng quy hoạch, kêu gọi, thu hút đầu tư.

4.jpg

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường cho biết: Khu sinh thái suối nước nóng bản Mạc đã được UBND huyện Bát Xát đưa vào danh mục đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Trước đây đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát, tìm hiểu thông tin, tuy nhiên vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự quyết tâm đầu tư.

Trong khi chờ đợi, UBND xã đã tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, đồng thời vận động bà con trong khu vực giữ gìn cảnh quan môi trường, tạo thuận lợi cho du khách nếu có nhu cầu tham quan, trải nghiệm.

Nhiều địa phương lân cận đã bứt phá về du lịch nhờ khai thác hiệu quả các nguồn suối nước nóng, trong đó có thể kể đến khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy (Phú Thọ); suối nước nóng Mỹ Lâm (Tuyên Quang)…

Trước đây đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát, tìm hiểu thông tin, tuy nhiên vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự quyết tâm đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường.

Trong định hướng phát triển, huyện Bát Xát coi du lịch là một trong những đột phá phát triển kinh tế, huyện đang tập trung cho công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kết nối để phát triển du lịch, xây dựng các điểm du lịch một cách quy củ, chuyên nghiệp. Vì vậy, suối nước nóng Trịnh Tường với tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, hạ tầng kết nối thuận lợi nếu không được khai thác hợp lý thì thật đáng tiếc.

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường cho biết thêm: Nếu được quy hoạch xứng tầm, thu hút được doanh nghiệp đủ năng lực đến đầu tư đồng bộ, bài bản thì nơi đây có thể hình thành một điểm du lịch hấp dẫn, bà con trong vùng cũng được hưởng lợi nhờ làm dịch vụ, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw