Bảo Yên phát triển bền vững du lịch tâm linh và cộng đồng

Xác định tiềm năng và thế mạnh của địa phương là phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng, những năm qua, huyện Bảo Yên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển bền vững 2 loại hình trên.

Điểm du lịch Nghĩa Đô trong những năm gần đây phát triển mạnh nhờ sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị và của người dân địa phương. Đến nay, Nghĩa Đô đã trở thành điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai và từng bước mang tầm khu vực Tây Bắc.

baolaocai-br_img-8762.jpg
Đền Bảo Hà được trùng tu, mở rộng, tạo thuận lợi cho du khách chiêm bái, tham quan.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, lượng khách du lịch đến với điểm du lịch Nghĩa Đô khá ổn định, đạt tỷ lệ cao so với mục tiêu Đề án Phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống giai đoạn 2020 - 2025 của huyện đề ra.

Năm 2023, tổng lượng khách đến Nghĩa Đô đạt 21.000 lượt, doanh thu đạt khoảng 12,6 tỷ đồng; năm 2024, lượng khách đạt 25.000 lượt, doanh thu từ du lịch cộng đồng khoảng 15 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết năm 2024, lượng khách du lịch đến với Nghĩa Đô đạt 250%, doanh thu từ du lịch cộng đồng đạt 75% mục tiêu đề án.

Ông Đỗ Văn Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đô cho biết: Nghĩa Đô lấy văn hóa dân tộc Tày là cốt lõi để phát triển dịch vụ du lịch. Từ việc triển khai tốt công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô đã hình thành cơ bản hệ thống các homestay mang đặc trưng riêng có của văn hóa Tày Nghĩa Đô, cụm homestay xã Nghĩa Đô đạt Giải thưởng Homestay ASEAN giai đoạn (2023 - 2025). Thời gian tới, xã tiếp tục vừa bảo tồn vừa phát triển văn hóa và các dịch vụ du lịch bền vững để củng cố thương hiệu của du lịch cộng đồng Nghĩa Đô, đồng thời tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.

baolaocai-br_img-8765.jpg
Nghĩa Đô bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống.

Trên cơ sở xác định lấy Bảo Hà là trung tâm phát triển du lịch tâm linh của huyện Bảo Yên nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung, thời gian qua, huyện đã triển khai điều chỉnh quy hoạch tổng thể quần thể di tích đền Bảo Hà gắn với quy hoạch chung đô thị Bảo Hà - Tân An. Từ đó làm căn cứ triển khai dự án mở rộng và trùng tu, tôn tạo đền Bảo Hà với nhiều hạng mục, công trình quan trọng. Các công trình được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên kiến trúc truyền thống nhưng mở rộng hơn về diện tích với tổng mức đầu tư 168 tỷ đồng. Qua đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đền Bảo Hà trở thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực và cả nước.

baolaocai-br_img-8764.jpg
Mỗi năm có hàng vạn du khách tham quan, chiêm bái tại hệ thống đền ở Bảo Hà.

Nhằm đa dạng hóa và mở rộng loại hình du lịch tâm linh đến các địa phương, tạo chuỗi hoạt động tâm linh xuyên suốt trong cả năm, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ đề nghị và được công nhận 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là đền Làng Lúc, xã Bảo Hà và Đền Pịt, xã Lương Sơn, nâng tổng số di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng toàn huyện lên 11, trong đó có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia và 8 di tích, danh thắng cấp tỉnh.

Để phát huy giá trị các di tích lịch sử, thu hút đông du khách đến với Bảo Yên, hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức các lễ hội gắn với các di tích; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kịch bản tổ chức khôi phục các lễ hội truyền thống đảm bảo đúng lý lịch di tích và truyền thống văn hóa địa phương. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã tổ chức khôi phục 5 lễ hội truyền thống tại các di tích gồm: Lễ hội đền Hai Cô, đền Làng Lúc, đền Nghĩa Đô, Đền Pịt, đền Long Khánh. Trên địa bàn huyện có 7 lễ hội truyền thống tại các di tích cũng được tổ chức thường niên hằng năm, chủ yếu diễn ra vào tháng Giêng và tháng 7 âm lịch.

Ông Lê Cường Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên cho biết: Mỗi dịp tổ chức lễ hội, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, hội diễn, các hoạt động trải nghiệm phù hợp với di tích và văn hóa địa phương, góp phần quảng bá, giới thiệu đến du khách về truyền thống lịch sử, văn hóa, góp phần kết nối giữa du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng ở mỗi địa phương có điểm di tích.

baolaocai-br_img-8763.jpg
Đầu năm, các điểm du lịch tâm linh ở Bảo Yên nườm nượp du khách.

Chiến lược phát triển du lịch huyện Bảo Yên theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và khai thác thế mạnh từ thiên nhiên, trọng tâm vẫn là phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng. Để thực hiện hóa mục tiêu đó, thời gian tới, Bảo Yên tiếp tục đầu tư tu sửa, chỉnh trang các di tích lịch sử văn hóa trên toàn địa bàn huyện, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như đền Bảo Hà, đền Phúc Khánh và Di tích Chiến thắng đồn Phố Ràng. Đồng thời, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng đến việc tổ chức các lễ hội mang đậm nét truyền thống gắn với giá trị văn hóa của từng di tích, không để xảy ra các hiện tượng “buôn thần bán thánh” - đây là yếu tố quan trọng để giữ sự “uy linh” cho những ngôi đền thiêng của huyện.

baolaocai-br_img-8766.jpg
Nghĩa Đô bảo tồn nhà sàn truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng.

Ngoài ra, phát triển du lịch cộng đồng Nghĩa Đô sẽ gắn với việc hình thành các tuyến du lịch khám phá văn hóa, trải nghiệm nông nghiệp trong huyện như Vĩnh Yên - Nghĩa Đô - Tân Tiến; liên kết các tuyến có lượng khách nước ngoài đông như Xín Mần (Hà Giang) - Nghĩa Đô (Bảo Yên) - Bắc Hà - Sa Pa... Cùng với đó có thêm các giải pháp để tạo sự đồng bộ và mang lại hiệu quả cao nhất như tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ người dân làm du lịch bền vững; đầu tư hạ tầng giao thông, triển khai cơ chế về phát triển du lịch thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách của HĐND tỉnh về bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch…

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Bảo Yên xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, việc phát triển du lịch bền vững nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự điều hành, giám sát, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các ngành và sự tham gia giúp đỡ tích cực của các sở, ngành trong tỉnh, các đơn vị liên quan. Đó là điều kiện thuận lợi để huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch. Sự tham gia trực tiếp của hệ thống chính trị và tham vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm đã góp phần quan trọng để định hướng phát triển du lịch bền vững và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

fb yt zl tw