Bảo vệ đa dạng sinh học: Cần chung tay của cộng đồng

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có hơn 18,6 nghìn ha rừng, là nơi sinh sống của 976 loài thực vật bậc cao có mạch; nhóm thực vật nguy cấp, quý hiếm theo tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới đã thống kê được 137 loài, trong đó nhóm loài họ Lan (Orchidaceae) chiếm ưu thế. Hệ thực vật cần bảo tồn với yếu tố đặc hữu đóng vai trò quan trọng nhất chiếm đến 10,8% tổng số loài ghi nhận được và cao hơn hệ thực vật của cả nước.

Về động vật rừng, đã ghi nhận 173 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 83 họ, 25 bộ của 4 lớp; trong đó lớp thú (Mammalia) phát hiện được 42 loài, lớp chim (Aves) 73 loài, bò sát (Reptilia) 20 loài và ếch nhái (Amphibia) 38 loài. Trong số các loài kể trên thì thống kê được 83 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc danh lục sách đỏ Việt Nam. Đáng chú ý, trong số 38 loài lưỡng cư xuất hiện nơi đây có đến 6 loài mới cho khoa học ghi nhận tại dãy Hoàng Liên Sơn và 1 trong số 6 loài kể trên mới ghi nhận được tại đỉnh núi Ky Quan San, công bố năm 2021.

analysis-of-poem-and-artwork-subject-english-group-task-in-green-vintage-style-3850.jpg

Ông Ngô Kiên Trung, Trưởng Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát cho biết: Trước những giá trị lớn về đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của khu vực, thời gian qua, cán bộ, nhân viên khu bảo tồn luôn nêu cao trách nhiệm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân trong khu vực các xã thuộc khu bảo tồn về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Thôn Nậm Giàng, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát là một ví dụ. Thôn có 117 hộ dân sinh sống ven rừng nguyên sinh thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên huyện Bát Xát, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông. Theo đồng chí Tẩn Phù Liều, Bí thư Chi bộ thôn Nậm Giàng, trước kia người dân trong thôn thường tự ý vào rừng khai thác gỗ và động vật để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, chính quyền địa phương và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát tăng cường tuyên truyền nên bà con đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

analysis-of-poem-and-artwork-subject-english-group-task-in-green-vintage-style.png

Toàn tỉnh hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích quy hoạch hơn 64,5 nghìn ha, gồm: Vườn quốc gia Hoàng Liên (gần 21.000 ha), Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn (gần 25.000 ha) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (18.637 ha). Đây là những khu rừng có diện tích tập trung lớn, liền vùng và giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước; là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm cần được bảo vệ.

Trong những năm qua, để bảo vệ các khu rừng đặc dụng, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền các địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tốt công tác tuyên truyền Luật Đa dạng sinh học, các nghị định, thông tư và các văn bản liên quan đến Nhân dân bằng nhiều hình thức. Bám sát chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị chức năng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện đề xuất phương án khoán bảo vệ rừng; tổ chức họp các thôn, bản phổ biến chính sách khoán bảo vệ rừng; công bố diện tích và bầu ban quản lý rừng của thôn; hướng dẫn lập kế hoạch chi tiền khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn, bản… từ đó góp phần nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng cùng vào cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

baolaocai-br_z6347560972598-16769d737dfe7fc742782ddd090b9989.jpg
Triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.
baolaocai-br_z6347585780616-7e568b1fe0fd96427f4ed4bb51687475.jpg
Các tổ bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong và gần rừng đặc dụng được giao quản lý; phối hợp, hướng dẫn UBND các xã vùng lõi thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, qua đó nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Năm 2024, lực lượng kiểm lâm các khu vực đã phát hiện xử lý 4 vụ vi phạm về động vật hoang dã (2 vụ vi phạm chung về bảo vệ động vật rừng, 1 vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật, 1 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật), tang vật thu giữ gồm 1 cá thể cá sấu xiêm (7,5 kg), 1 cá thể rắn hổ mang chúa (1,7 kg), 18 cá thể cu ngói và 10 cò ruồi. Các loài động vật đã được chăm sóc và thả về môi trường theo đúng quy định.

baolaocai-br_z6347612777455-4dfa1ed19e99ddf8597c9e8426631602.jpg
Tổ chức cho các địa phương ký kết quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng.

Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Mấu chốt để bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn đó là dựa vào cộng đồng, bởi nếu không có người sử dụng động vật, thực vật rừng tự nhiên thì sẽ không có người vào rừng chặt phá cây, bẫy bắt động vật.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, thời gian tới, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh tiếp tục đánh giá tổng thể hiện trạng, phương án quy hoạch đa dạng sinh học để theo dõi, quản lý một cách đồng bộ, hiệu quả; bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hoạt động kinh doanh, gây nuôi, sử dụng, vận chuyển trái phép động vật hoang dã...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế Lào Cai

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế Lào Cai

Chiều 20/3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế Lào Cai về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018 - 2024, kết hợp khảo sát việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết số 99/2023/QH15.

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc tại huyện Bảo Thắng

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc tại huyện Bảo Thắng

Sáng 20/3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Thắng về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018 - 2024, kết hợp khảo sát việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết số 99/2023/QH15.

Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Bảo Yên: Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Chiều 19/3, tại xã Cam Cọn, UBND huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa (giải phóng mặt bằng Cảng hàng không giai đoạn 2).

Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Dự báo thời tiết đêm 19 ngày 20/3: Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa ổn định và suy yếu dần kết hợp với trường phân kỳ gió trên cao, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, không mưa, trưa - chiều trời nắng, gió nhẹ. Đêm về sáng trời rét, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại.

fb yt zl tw