Bảo đảm hệ thống khám bệnh, chữa bệnh luôn vận hành thông suốt

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương, bệnh viện… về tiến độ triển khai xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Dự thảo Nghị định), chiều 9/8.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Y tế xây dựng các tiêu chí rõ ràng, đánh giá kỹ tác động của quá trình chuyển tiếp từ quy định cũ sang quy định mới đối với mạng lưới cơ sở y tế; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý, nguồn lực…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn là rất quan trọng để đưa Luật Khám bệnh, chữa bệnh đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực, nhất là những chính sách mới, mang tính đột phá, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Do vậy, Bộ Y tế cần báo cáo đầy đủ tiến độ xây dựng Nghị định và các văn bản hướng dẫn dưới nghị định theo thẩm quyền, nhất là những chính sách mới, định hướng đúng nhưng còn băn khoăn về tính khả thi, điều kiện tổ chức triển khai, hoặc đòi hỏi phải đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với cơ sở y tế, cơ quan quản lý, người bệnh,… và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan; lộ trình kiện toàn bộ máy, tổ chức của các cơ sở y tế, cơ quan quản lý… bảo đảm năng lực thực hiện Luật Khám, chữa bệnh năm 2023.

"Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở y tế tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến, tìm kiếm phương án tối ưu đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quá trình triển khai Luật Khám, chữa bệnh", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, địa phương, cơ sở y tế đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Nhiều kiến nghị về quy định đặc thù, điều khoản chuyển tiếp

Theo Báo cáo do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trình bày, dự thảo Nghị định bao gồm 5 nhóm nội dung chính: Tổ chức cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hoạt động của người hành nghề; tổ chức cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (thiết bị y tế, huy động điều động, kinh phí, tự chủ, xã hội hóa, cơ chế tài chính trong trường hợp khẩn cấp); quy định về cấp giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết đối với vấn đề tự chủ trong chuyên môn và bộ máy tổ chức; lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi thay đổi khái niệm phân tuyến chuyên môn kỹ thuật bằng cấp chuyên môn kỹ thuật…

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ trao đổi về khó khăn, vướng mắc, bất cập của các quy định về tự chủ bệnh viện công lập.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội Trần Thị Nhị Hà kiến nghị Bộ Y tế làm rõ nguyên tắc vận hành, kết nối giữa các cấp chuyên môn kỹ thuật (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu) cùng danh mục kỹ thuật chuyên môn được phép thực hiện.

Còn Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho rằng các quy định về việc cấp giấy chứng nhận giấy phép hành nghề đối với những loại hình nghề mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phải rất chi tiết bảo đảm sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng. Đồng tình với ý kiến này, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp mong muốn Dự thảo Nghị định tháo gỡ được vướng mắc trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp điều trị mới lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.

Ý kiến lãnh đạo một số bệnh viện, địa phương cũng mong muốn Dự thảo Nghị định làm rõ thêm các quy định đặc thù về cơ chế xã hội hóa y tế, tự chủ bệnh viện công lập, chính sách hợp tác công tư, tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật…

Cuộc họp kết nối trực tuyến tới nhiều điểm cầu ở các địa phương.

Xây dựng chính sách toàn diện để triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiệu quả

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng Dự thảo Nghị định là nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì và phải bám sát các nội dung, chính sách được thể chế hóa trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 172/QĐ-TTg năm 2023 về ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

"Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp, làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ sở y tế, chuyên gia,… để xây dựng các chính sách toàn diện, đầy đủ để triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh sau khi có hiệu lực", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Ghi nhận các ý kiến trong cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế xây dựng các tiêu chí rõ ràng, đánh giá kỹ tác động của quá trình chuyển tiếp từ quy định cũ sang quy định mới đối với mạng lưới cơ sở y tế; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý, nguồn lực…, bảo đảm sự vận hành thông suốt, không để xảy ra xung đột, cản trở công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việc xây dựng, ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn là rất quan trọng để đưa Luật Khám bệnh, chữa bệnh đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực.

Đối với vấn đề xã hội hóa y tế, tự chủ bệnh viện công lập, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để hướng dẫn chi tiết các điều, khoản trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trên nguyên tắc y tế công lập bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh cơ bản cho nhân dân; đồng thời, thúc đẩy xã hội hóa, tự chủ bệnh viện công lập tại khu vực có trình độ phát triển, người dân có nhu cầu cao và khả năng chi trả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để người dân có thể tiếp cận từ xa những bác sĩ giỏi, phương pháp điều trị tốt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tập huấn chuyên môn, tổ chức lại lực lượng y tế dự phòng để tăng cường năng lực điều trị cho y tế cơ sở…

Theo Báo điện tử Chính phủ null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tham dự buổi lễ.

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Một trong những chủ đề triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (Tháng hành động) được UBND tỉnh chỉ ra trong Kế hoạch triển khai là “Thức ăn đường phố”. Ngoài ra, chủ đề còn được nhấn mạnh tới các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; Tháng hành động kéo dài từ ngày 15/4 - 15/5/2025.

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

fb yt zl tw