Bàn tay khổng lồ vươn lên từ sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sa mạc Atacama ở phía bắc Chile gắn liền với công trình điêu khắc nổi tiếng có tên La Mano del Desierto - Bàn tay của sa mạc.

Tác phẩm Bàn tay của sa mạc là một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của sa mạc Atacama.
Tác phẩm Bàn tay của sa mạc là một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của sa mạc Atacama.

Sa mạc Atacama là sa mạc khô cằn lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất giải thích tại sao sa mạc này lại trở nên nổi tiếng đến vậy.

Chính Bàn tay của sa mạc đã biến nơi này trở thành địa điểm nhất định phải đến cho những tín đồ du lịch.

Nằm ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển, tác phẩm điêu khắc này cao 11 m, nổi bật trên lớp cát vàng kéo dài vô tận của sa mạc Atacama. Cha đẻ của tác phẩm điêu khắc này là Mario Irarrázabal, một nghệ sĩ người Chile.

Hơn 25 năm trước, chính quyền thành phố Antofagasta (Chile) đã yêu cầu nhà điêu khắc Mario Irarrázabal tạo ra một tượng đài làm điểm nhấn cho sự trống trải của sa mạc Atacama.

Ngày 28/3/1992, công trình điêu khắc Bàn tay của sa mạc ra đời và trở thành tác phẩm điêu khắc thành công nhất của nghệ nhân Mario Irarrázabal. Hình ảnh bàn tay khổng lồ vươn lên khỏi mặt đất khiến người ta liên tưởng đến tàn tích của một nền văn minh cổ đại.

Mỗi du khách đến thăm khu vực này đều có cách giải thích và nhìn nhận riêng về ý nghĩa của tác phẩm.
Mỗi du khách đến thăm khu vực này đều có cách giải thích và nhìn nhận riêng về ý nghĩa của tác phẩm.

Theo tạp chí du lịch Atlas Obscura, Bàn tay của sa mạc cao 11m, được làm từ xi măng và sắt. Tác phẩm này do Corporación Pro Antofagasta, một tổ chức thúc đẩy phát triển địa phương, tài trợ.

Hình ảnh bàn tay giữa sa mạc có thể khơi dậy trí tưởng tượng của bất kỳ ai đến đây và nhìn ngắm nó. Mỗi du khách đến thăm khu vực này đều có cách giải thích và nhìn nhận riêng về ý nghĩa của tác phẩm.

Một số người cho rằng hình ảnh bàn tay là cách thành phố nói lời tạm biệt với du khách, trong khi nhiều người khác lại tin rằng đây là bàn tay của một người đàn ông đang vùng vẫy để thoát ra khỏi biển cát của sa mạc Atacama.

Tuy nhiên, mục đích ban đầu khi ông Mario Irarrázabal tạo ra tác phẩm này là để tưởng niệm các nạn nhân bị tra tấn dã man trong chế độ quân sự độc tài ở Chile.

Ngoài ra, ý tưởng đằng sau bàn tay khổng lồ vươn lên bầu trời còn nói lên sự yếu đuối và bất lực của con người trước thiên nhiên rộng lớn, đồng thời mang ý nghĩa đồng cảm với những bất công và đau khổ mà nhân loại phải đối mặt trên khắp thế giới.

Hình ảnh bàn tay mang ý nghĩa đồng cảm với những bất công và đau khổ mà nhân loại phải đối mặt trên khắp thế giới.
Hình ảnh bàn tay mang ý nghĩa đồng cảm với những bất công và đau khổ mà nhân loại phải đối mặt trên khắp thế giới.
Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Sáng 27/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với Cục văn hóa Du lịch châu Hồng Hà (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giới thiệu du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung. Đây là hoạt động bên lề Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị thường niên của TAFI từ ngày 17 - 20/1/2025 với chủ đề “Du lịch cho ngày mai: Bảo vệ hành tinh”.

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Khoảng cách từ thôn Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đến xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) khoảng 200 km nếu đi theo đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Thế nhưng, khoảng cách đó được rút ngắn chỉ khoảng 20 km nếu bạn chinh phục theo dấu đường đá cổ Pavie. Hiện cung đường này còn là cầu nối du lịch giữa Lai Châu và Lào Cai. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai tìm hiểu về con đường đặc biệt này!

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

16 giờ ngày 21/11 (giờ Hà Nội), Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Công ty Lữ hành quốc tế Hồng Hà tổ chức đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, sau đó sẽ du lịch theo hành trình ga Lào Cai - đến ga Sài Gòn bằng tàu hỏa. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch với ngành đường sắt.

fbytzltw