Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

Có được kết quả trên là nhờ sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Người dân đã phát huy vai trò chủ thể, tự giác đầu tư, nâng cấp nhà ở, đường làng, ngõ xóm; đóng góp ngày công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác; mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

4.jpg

Ban Chỉ đạo xã cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của các thôn; kịp thời xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trên địa bàn; thường xuyên tiếp xúc, đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của xã ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bản Hồ vẫn còn một số khó khăn. Đến nay, xã mới đạt 12/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt gồm cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập; tỷ lệ nghèo đa chiều; văn hoá; môi trường và an toàn thực phẩm; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế; lao động.

3.jpg

Theo đồng chí Vù A Xa, Bí thư Đảng ủy xã Bản Hồ, trong 7 tiêu chí chưa đạt, có những tiêu chí rất khó thực hiện, một trong số đó là cơ sở vật chất văn hóa. Theo rà soát, 6/7 nhà văn hóa thôn không đạt, chật hẹp, xuống cấp; xã chưa có nhà văn hóa, sân thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho người dân. Ngoài ra, do xuất phát điểm thấp, thu nhập của phần lớn người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên tiêu chí số 10 về thu nhập cũng khó thực hiện.

Hiện thu nhập bình quân của xã mới đạt 36,9 triệu đồng/người/năm, trong khi chỉ tiêu là 42 triệu đồng/người/năm.

Để tháo gỡ khó khăn, phấn đấu đạt các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, xã Bản Hồ đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân giảm nghèo; huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới thông qua các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân; tập trung thực hiện các tiêu chí theo phương châm “việc dễ làm trước, khó làm sau”...

1.jpg

Đồng chí Vù A Xa cho biết: Mặc dù nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của ban chỉ đạo các cấp, cùng sự đồng lòng, đoàn kết của người dân nhưng xã Bản Hồ vẫn còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, triển khai các dự án phát triển sản xuất như trồng cây ăn quả, cấy lúa chất lượng cao, chăn nuôi vịt, bò theo hướng hàng hóa, trồng rau tăng vụ trên đất ruộng...

Trong năm 2024, xã Bản Hồ tiếp tục duy trì bền vững các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí là văn hóa, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có kết thúc”, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Bản Hồ đã và đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt 7 tiêu chí còn lại để “về đích” nông thôn mới trong giai đoạn 2022 - 2025.

Đồng chí Vù A Xa, Bí thư Đảng ủy xã Bản Hồ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang là nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Việc quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng biến tướng thành các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang được các ngành chức năng tích cực thực hiện.

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, ngày 19 và 20/9, tại thôn Mường Bát và Thái Bo (xã Thống Nhất), Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ và các nhà hảo tâm hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên nông dân trên địa bàn xã, phường: Thống Nhất, Cam Đường, Cốc San, Bình Minh và Xuân Tăng.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích các mô hình, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Nằm trong chuỗi hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, sáng 18/9, tại Nhà văn hóa đa năng xã Nấm Lư (Mường Khương), Hội Phụ nữ xã đã tổ chức Hội nghị đối thoại với hội viên phụ nữ với chủ đề “Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

fbytzltw