Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo Yên xây dựng huyện nông thôn mới

Bảo Yên xây dựng huyện nông thôn mới

Những năm qua, huyện Bảo Yên đã huy động nhiều nguồn lực, chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch cụ thể của năm, cân đối các điều kiện để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, đồng thời nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.png

Năm 2024, xã Nghĩa Đô đặt mục tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Xã đang huy động và lồng ghép các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường. Mục tiêu là duy trì và nâng cao 12 tiêu chí đã đạt và thực hiện đạt 7 tiêu chí còn lại trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

10.png

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô - Lý Văn Nội cho biết: Với mục tiêu xây dựng thành vùng quê đáng sống, ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Nghĩa Đô tiếp tục bắt tay xây dựng nông thôn mới nâng cao với tinh thần chủ động, sáng tạo và lựa chọn những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm để triển khai. Xã chú trọng xây dựng hạ tầng, trong đó chủ động lồng ghép, huy động nguồn lực từ Nhà nước và sức đóng góp của Nhân dân trong việc thực hiện các hạng mục công trình đường giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất nhà văn hóa..., đồng thời ưu tiên tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị; vận động người dân khôi phục, phát huy, khai thác giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách đến trải nghiệm, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho Nhân dân.

9.png

Chuyển biến rõ nét trong thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa Đô là người dân ngày càng xác định rõ hơn vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực tham gia hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường giao thông nông thôn, công trình công cộng.

Đối với xã Cam Cọn, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, xã đang triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời tập trung nguồn lực để đưa xã “về đích” nông thôn mới trong năm 2024.

4.png

Ông Hồ Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Cam Cọn cho biết: Đến cuối năm 2023, xã mới đạt 13/19 tiêu chí. Chính vì vậy, ngay đầu năm 2024, xã chỉ đạo các thôn và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch chi tiết, xây dựng lộ trình, phần việc và thời gian triển khai thực hiện; tiếp tục tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chung sức thực hiện các tiêu chí chưa đạt và nâng cao hơn nữa tiêu chí đã đạt như: Giao thông, trường học, y tế, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm, tổ chức sản xuất...

7.png

Những năm qua, xã đã huy động người dân thực hiện xây dựng nông thôn mới hơn 991 tỷ đồng, trong đó có 527,6 triệu đồng, 27.270 m2 đất, gần 2.000 công lao động, 6.010 cây lâm nghiệp.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đã tạo thêm luồng sinh khí mới cho xã, đó là kinh tế - xã hội phát triển, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Các công trình hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường học, trạm y tế được đầu tư kiên cố, khang trang; nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được đổ bê tông, rải nhựa đi lại êm thuận; nhà ở dân cư được xây dựng kiên cố hoặc được chỉnh trang sạch, đẹp… Đó là kết quả của sự đồng thuận, đồng lòng, nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, tạo đà cho xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cuối năm 2024.

Với mục tiêu xây dựng Bảo Yên trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh, bức tranh tươi sáng về một miền quê phát triển, đổi mới đã hiện hữu rõ nét. Hạ tầng đô thị, nông thôn của huyện đã và đang được đầu tư đồng bộ, hiện đại với những tuyến đường giao thông rộng rãi, trường học, trạm y tế được xây mới, khang trang... Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như vùng trồng quế hơn 25.000 ha, vùng trồng chè 589 ha, vùng trồng chuối 265 ha, hơn 260 ha cây ăn quả…

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên.

"Để phấn đấu về đích huyện nông thôn mới vào năm 2025, huyện tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn, hạ tầng đô thị và hạ tầng cụm công nghiệp; phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, nâng cao chất lượng toàn diện các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã được công nhận; đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đang trong lộ trình thực hiện về đích”, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên - Hoàng Quốc Bảo nhấn mạnh.

11.png

Theo đó, trong năm 2024, huyện phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; các xã phấn đấu đạt 77 tiêu chí và bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là 19 tiêu chí; phấn đấu hoàn thành 7 thôn kiểu mẫu và 9 thôn nông thôn mới.

Đặc biệt, 3 đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trực tiếp chỉ đạo 6 xã “về đích” nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trong năm 2024. Các đơn vị, phòng, ban của huyện cũng tham gia giúp đỡ, hỗ trợ các xã này theo sự phân công. Với những nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự vươn lên của người dân, huyện Bảo Yên đang quyết tâm “về đích” huyện nông thôn mới theo đúng kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Chanh leo từng có giai đoạn được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với các mô hình được học tập từ Sơn La. Do nhiều nguyên nhân khiến một thời gian chanh leo Bảo Yên vắng bóng trên thị trường. Những năm gần đây, quả chanh leo tìm được đầu ra ổn định, các hộ nông dân khôi phục lại vườn, liên kết sản xuất thành vùng hàng hóa.

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và duy trì các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức vào sáng nay (26/6).

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Đi trên tuyến đường bê tông rộng mở chạy quanh thôn, xóm của xã Chiềng Ken (Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của người dân đang chung sức “tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất”, hoàn thành nốt những kilômét đường liên thôn cuối cùng, sẵn sàng “về đích” nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

fb yt zl tw